Tất tần tật các câu hỏi thường gặp khi khắc con dấu 2024

Cập nhật câu hỏi thường gặp về con dấu

Việc khắc con dấu là một phần quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu và đảm bảo tính hợp pháp của các tài liệu, văn bản, hợp đồng của các doanh nghiệp. Tuy nhiên khi cần khắc con dấu, nhiều người thường sẽ có không ít thắc mắc về quy trình, chi phí cũng như các loại con dấu phù hợp. Bài viết này HoangLongStamp sẽ tổng hợp và giải đáp những câu hỏi thường gặp về những vấn đề trên, giúp bạn dễ dàng hơn trong việc lựa chọn và sử dụng con dấu một cách hiệu quả và đúng quy định.

Câu hỏi thường gặp khi khắc con dấu
Câu hỏi thường gặp khi khắc con dấu

Khắc con dấu là gì? Vai trò của con dấu là gì?

Khắc con dấu là gì? Khắc con dấu là kỹ thuật sử dụng các công cụ chuyên dụng để tạo hình ảnh, chữ viết hoặc một thông tin lên một mặt phẳng, thường là cao su, nhựa hoặc kim loại, nhằm tạo ra một con dấu hoàn chỉnh. Con dấu sau khi được khắc sẽ được tẩm mực và sử dụng để đóng lên giấy tờ, tài liệu,… nhằm xác nhận thông tin, ký tên hoặc đánh dấu.

Khắc con dấu là gì? Con dấu có vai trò gì?
Khắc con dấu là gì? Con dấu có vai trò gì?

Vai trò của con dấu là gì? Con dấu đóng vai trò không thể thiếu trong hoạt động của các cá nhân, doanh nghiệp, là dấu hiệu để xác nhận tính hợp pháp và chính thống của các tài liệu, hợp đồng. Một văn bản có đóng dấu thường được xem là đã được kiểm duyệt và chấp thuận bởi tổ chức hoặc cá nhân sở hữu con dấu. Sau đây là một số vai trò chính của việc làm con dấu:

  • Chống giả mạo: Con dấu được thiết kế để khó sao chép, giúp phân biệt giữa văn bản, hồ sơ thật và giả, vì vậy, việc sử dụng con dấu sẽ giúp hạn chế tình trạng giả mạo, lừa đảo.
  • Xác nhận và chứng thực: Con dấu thường được dùng để xác nhận và chứng thực các tài liệu, hợp đồng hoặc các giấy tờ quan trọng, đây là dấu hiệu để khẳng định tài liệu đó đã được duyệt và có giá trị pháp lý.
  • Quảng bá thương hiệu: Con dấu thường được thiết kế với logo, tên, thông tin liên hệ của doanh nghiệp, việc này sẽ giúp quảng bá thương hiệu một cách hiệu quả.
  • Tiết kiệm thời gian: Thay vì ký tên tay tốn thời gian, bạn chỉ cần một cái đóng dấu là có thể xác nhận các tài liệu, giấy tờ quan trọng.

Tất tần tật các câu hỏi thường gặp khi khắc con dấu

Khắc con dấu có cần thông báo cho cơ quan nhà nước không?

Theo Luật Doanh nghiệp 2014 quy định, trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, vì vậy, việc thông báo mẫu dấu là thủ tục bắt buộc.

Tuy nhiên Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã bỏ quy định trên, như vậy, từ ngày 01/01/2021, doanh nghiệp sẽ không cần thực hiện thủ tục thông báo mẫu con dấu. Đây được coi là một quy định mới, tiến bộ, phù hợp trong việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giúp tiết kiệm thời gian và công sức trong quá trình thực hiện các thủ tục liên quan đến doanh nghiệp.

Có những loại khắc con dấu nào?

Có rất nhiều loại con dấu khác nhau, mỗi loại sẽ có những mục đích sử dụng khác nhau. Sau đây là các loại con dấu được sử dụng phổ biến trên thị trường hiện nay:

Có những loại con dấu nào?
Có những loại con dấu nào?

Kích thước con dấu thường là bao nhiêu?

Kích thước của con dấu thường không có quy định cụ thể mà phụ thuộc vào mục đích sử dụng và yêu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, dưới đây là một số kích thước thường thấy của các con dấu được sử dụng phổ biến hiện nay:

  • Con dấu tròn: Thông thường sẽ có đường kính là 36mm, phải có 2 đường nét, khoảng cách giữa 2 đường là khoảng 5mm.
  • Con dấu vuông: Con dấu được làm có dạng khung hình vuông hoặc chữ nhật theo một số kích thước cơ bản là 14x38mm, 22x58mm, 38x75mm, 42x42mm,…
  • Con dấu chức danh: Có 2 loại kích thước phổ biến là 14x33mm, 18x47mm.
  • Con dấu mã số thuế: Phổ biến với kích thước là 22x58mm, 25x70mm.
Kích thước con dấu thường là bao nhiêu?
Kích thước con dấu thường là bao nhiêu?

Có những phương pháp khắc con dấu nào?

Có những phương pháp khắc dấu nào? Hiện nay có rất nhiều phương pháp để khắc con dấu, tuỳ thuộc vào nhu cầu và tài chính mà người dùng có thể chọn cách làm con dấu phù hợp với mình. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến hiện nay: Các phương pháo khắc dấu phổ biến là:

  • Khắc dấu bằng laser là gì? Khắc dấu bằng laser là quá trình sử dụng tia laser để đốt cháy bề mặt của vật liệu, tạo ra hình ảnh hoặc chữ viết theo mong muốn. Phương pháp này cho phép tạo ra các chi tiết rất tinh xảo và chính xác trên con dấu, đồng thời đảm bảo độ bền cao.
  • Khắc dấu bằng polymer là gì? Khắc dấu bằng polymer là kỹ thuật sử dụng tia UV để khắc lên một tấm polymer đặc biệt, tạo ra bề mặt dấu nhô lên. Sau khi khắc, bề mặt dấu được phủ mực và có thể in lên giấy hoặc các vật liệu khác. Phương pháp này cho phép sản xuất con dấu với độ chi tiết cao và dễ dàng thay đổi thiết kế.
  • Khắc dấu bằng máy CNC là gì? Khắc dấu bằng máy CNC sử dụng máy móc điều khiển số hóa để điều khiển dao khắc theo thiết kế đã chọn. Phương pháp này cho phép tạo ra con dấu với độ chính xác cao và phù hợp với nhiều loại vật liệu khác nhau.
  • Khắc dấu bằng tay là gì? Khắc dấu bằng tay là kỹ thuật truyền thống sử dụng dao hoặc công cụ khắc tay để tạo hình trên vật liệu như gỗ, cao su, hoặc kim loại. Phương pháp này đòi hỏi kỹ năng cao từ người thợ và thường được sử dụng cho những thiết kế đặc biệt hoặc nghệ thuật.
    Khắc dấu bằng dung môi là gì? Khắc dấu bằng dung môi là phương pháp sử dụng các dung môi hóa học hoặc axit để ăn mòn những phần không được bảo vệ của vật liệu. Phương pháp này thường được áp dụng cho con dấu kim loại, giúp tạo ra các chi tiết sắc nét và bền vững.
  • Khắc dấu điện tử là gì? Khắc dấu điện tử là kỹ thuật sử dụng máy khắc điện tử để điều khiển mũi khắc, tạo ra các chi tiết trên vật liệu theo thiết kế đã lập trình sẵn. Phương pháp này đảm bảo độ chính xác cao và nhanh chóng.
  • Khắc dấu thẩm thấu (khắc dấu liền mực) là gì? Khắc dấu thẩm thấu, hay còn gọi là khắc dấu liền mực, sử dụng mực được thẩm thấu từ bên trong con dấu ra ngoài khi đóng dấu. Điều này giúp cho bản in luôn rõ ràng, đều mực và không bị lem nhem, tiện lợi và sạch sẽ trong quá trình sử dụng.
  • Khắc con dấu bằng phương pháp in 3D là gì? Khắc con dấu bằng phương pháp in 3D là kỹ thuật sử dụng máy in 3D để tạo ra con dấu bằng cách đắp từng lớp vật liệu mỏng lên nhau theo mô hình thiết kế sẵn. Phương pháp này cho phép sản xuất các con dấu phức tạp với độ chính xác cao và dễ dàng thay đổi thiết kế khi cần thiết.

Chất liệu nào tốt nhất cho con dấu?

Chất liệu để khắc con dấu rất da dạng, mỗi loại đều có những ưu, nhược điểm khác nhau, bạn cần cân nhắc theo nhu cầu để có thể chọn loại nào sẽ phù hợp nhất với mình. Sau đây là một số chất liệu phổ biến hiện nay:

  • Cao su: Đây là chất liệu phổ biến nhất vì giá rẻ và dễ khắc, nhưng con dấu cao su không bền và dễ bị mòn theo thời gian.
  • Polymer: Con dấu polymer bền hơn con dấu cao su và có thể sử dụng với nhiều loại mực khác nhau.
  • Kim loại: Con dấu kim loại rất bền và có thể tạo ra hình ảnh sắc nét, tuy nhiên, con dấu kim loại thường đắt hơn các loại con dấu khác.
  • Gỗ: Đây là loại con dấu thân thiện với môi trường, tạo cảm giác mộc mạc, nghệ thuật, nhưng độ bền lại không cao, dễ bị nứt vỡ.

Ngoài ra, bạn nên bảo quản con dấu ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp, vệ sinh thường xuyên, tháo tay cầm khi không sử dụng, sử dụng mực dấu chất lượng tốt.

Có những loại màu mực nào dành cho con dấu?

Màu mực dành cho con dấu rất đa dạng và được lựa chọn tùy theo mục đích sử dụng cũng như yêu cầu của từng công việc cụ thể. Dưới đây là một số màu mực phổ biến dành cho con dấu:

  • Mực màu đỏ: Đây là loại mực phổ biến nhất, thường sử dụng trong các con dấu pháp lý, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước
  • Mực màu xanh: Thường sử dụng cho các con dấu cá nhân, dấu chức danh,… .
  • Mực màu tím: Thường sử dụng cho các con dấu sao y bản chính, hoặc theo yêu cầu riêng của một số cơ quan, tổ chức.
  • Mực màu đen: Được sử dụng rộng rãi trong nhiều loại con dấu, bao gồm con dấu cá nhân, dấu chữ ký,… nhằm tạo sự trang trọng, dễ đọc.
  • Mực dấu chống giả: Có khả năng chống phai, chống tẩy xóa nên thường được sử dụng với các văn bản, tài liệu quan trọng, cần lưu giữ.
Có những loại mực con dấu nào?
Có những loại mực con dấu nào?

Quy trình làm con dấu như thế nào?

Thông thường thì các cơ sở khắc con dấu sẽ có một số quy trình và công cụ chuyên dụng khác nhau. Tuy nhiên, các công đoạn vẫn sẽ gồm những bước cơ bản như sau:

  • Trước tiên, bạn cần cung cấp cho dịch vụ khắc con dấu thông tin về loại con dấu bạn muốn làm, nội dung cần khắc trên đó và một số thông tin cá nhân khác (nếu có).
  • Sau đó, cơ sở làm con dấu sẽ thiết kế mẫu con dấu theo yêu cầu của bạn.
  • Tiếp theo, bạn sẽ chọn chất liệu cho con dấu phù hợp với nhu cầu và tài chính của bạn.
  • Sau khi đã chọn được mẫu và chất liệu, dịch vụ khắc dấu sẽ tiến hành làm con dấu cho bạn.
  • Khi đã hoàn thành con dấu, bạn sẽ đến cơ sở khắc dấu để nhận và thanh toán cho họ.

Khắc con dấu cần chuẩn bị những thủ tục, giấy tờ gì?

Theo Luật Doanh Nghiệp 2014, thay vì phải đăng ký mẫu dấu với cơ quan Công an như trước đây thì doanh nghiệp đã có thể hoàn toàn chủ động trong việc làm con dấu, công ty có thể tự khắc dấu hoặc đến cơ sở khắc dấu để làm con dấu.

Trước khi sử dụng con dấu, doanh nghiệp cần gửi thông báo mẫu dấu đến cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng Thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Mục đích của việc này là nhằm công bố công khai cho cho xã hội và bên thứ ba được biết về con dấu của công ty. Do vậy, để khắc con dấu, bạn chỉ cần có giấy phép kinh doanh hoặc giấy tờ tùy thân là được.

  • Đối với doanh nghiệp: Khách hàng cần có một bản sao y (không quá 3 tháng) giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp, công ty.
  • Đối với cá nhân: Khách hàng cần có một bản sao y (không quá 3 tháng) của chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân
Khắc dấu cần những giấy tờ, thủ tục gì?
Khắc dấu cần những giấy tờ, thủ tục gì?

Ngoài ra, bạn cần lưu ý một số hình ảnh, ngôn ngữ không được sử dụng trong nội dung con dấu như sau:

  • Quốc kỳ, Quốc huy, Đảng kỳ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • Hình ảnh, biểu tượng, tên của nhà nước, cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp.
  • Từ ngữ, ký hiệu và hình ảnh vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong, mỹ tục của dân tộc Việt Nam.

Làm giả con dấu có vi phạm pháp luật không?

Làm giả con dấu được hiểu là hành vi của cá nhân hoặc tổ chức thực hiện sao chép, tái tạo, hay làm mô phỏng một con dấu chính thức mà không có sự cho phép của người sở hữu con dấu đó. Và, làm giả bất cứ điều gì mà chưa có sự cho phép của của người chủ thì đều được xem là hành động vi phạm pháp luật, vì vậy việc làm giả con dấu cũng không ngoại lệ.

Làm giả con dấu có bị phạt không?
Làm giả con dấu có bị phạt không?

Ngoài ra, hành vi làm giả hoặc sử dụng con dấu hiện nay có diễn biến rất tinh vi, khó phát hiện và thường liên quan đến các hoạt động gian lận, lừa đảo hoặc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Hành vi này tùy theo mức độ mà có thể bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Làm và sử dụng con dấu giả bị xử phạt thế nào?

Hiện nay, Tội làm giả con dấu, tài liệu và Tội sử dụng con dấu, tài liệu giả đều được quy định tại cùng một Điều luật. Cụ thể, theo quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017, người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả để thực hiện hành vi trái pháp luật có thể bị xử lý hình sự.

Theo đó, mức phạt áp dụng với Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; Tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức như sau:

Hình phạt chính:

  • Khung 01: Phạt tiền từ 30 – 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng – 02 năm.
  • Khung 02: Phạt tù từ 02 – 05 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:
    • Có tổ chức;
    • Phạm tội 02 lần trở lên;
    • Làm từ 02 – 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
    • Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;
    • Thu lợi bất chính từ 10 – dưới 50 triệu đồng;
    • Tái phạm nguy hiểm.
  • Khung 03: Phạt tù từ 03 – 07 năm, nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:
    • Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;
    • Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
    • Thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng trở lên.

Hình phạt bổ sung:

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 05 – 50 triệu đồng.

Làm sao để nhận biết đâu là con dấu giả?

Vấn nạn làm giả con dấu không còn là điều xa lạ trong thời buổi hiện nay, với việc đang có rất nhiều cơ sở khắc dấu và quy định về con dấu cũng dễ hơn so với trước thì việc làm và sử dụng con dấu giả đang xảy ra thường xuyên hơn. Bên cạnh đó, các đối tượng hiện nay ngày càng tinh vi và khó để nhận biết đâu là dấu giả, vì vậy, sau đây là một số cách để bạn phân biệt và tránh các hậu quả khó lường từ con dấu giả:

 

Dấu hiệu nhận biết Con dấu thật Con dấu giả
Màu mực in – Có màu mực in không được rõ nét do mực in kém chất lượng dẫn đến việc khi đóng dấu giải sẽ có màu mực nhoè, mờ,… – Có màu mực in rõ nét.
Các chi tiết trên con dấu – Dấu không rõ nét, có khi làm sai chính tả.

– Quốc huy, quốc hiệu đọng mực,  nhạt, mờ nhòe, răng cưa mất chi tiết.

– Các chi tiết của dấu khi in lên giấy sẽ rất đẹp, các chi tiết in lên giấy rõ ràng và không sai lỗi chính tả.
Nét chữ – Không sắc nét. 

– Các nét chữ khi in lên giấy thường hơi nhòe, không rõ ràng  các nét trên con dấu giả sẽ không liền với nhau mà đứt quãng, kiểu chữ không đúng với quy chuẩn, bố cục của hình vẽ và các dòng không cân đối, chỗ nét đậm, chỗ nẹt nhạt, chỗ nét to, chỗ nét nhỏ không đều, thường bị mờ hoặc nhòe mực không rõ

– Con dấu giả được làm ra ở những cơ sở không uy tín dẫn đến việc con dấu làm ra không được sắc nét, nét chữ có thể bị đứt quãng, không liền mạch.

– Sắc nét 
Bao bì đựng con dấu – Không được chắc chắn – Được làm chắc chắn
Giấy tờ chứng nhận giá trị con dấu – Nếu có dấu hiệu tẩy xóa chứng tỏ đó là giấy tờ giả, các dòng kẻ cũng như chữ trên giấy không rõ ràng là có thể xác định đó là con dấu giả – Không tẩy xóa

 

Con dấu có thời hạn sử dụng không?

Trước đây, khi Luật Doanh Nghiệp 2014 chưa có hiệu lực thì con dấu chỉ có thời hạn sử dụng trong 5 năm kể từ ngày con dấu có giá trị sử dụng, và sau khi hết thời hạn thì doanh nghiệp, tổ chức phải đăng ký lại mẫu dấu. Tuy nhiên, sau khi Luật Doanh Nghiệp 2014 có hiệu lực, con dấu doanh nghiệp không có thời hạn sử dụng, công ty được dùng tới khi nào muốn đổi mẫu con dấu mới. Trong quá trình hoạt động, nếu có nhu cầu thay đổi hay hủy bỏ con dấu chỉ cần thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh.

Thời hạn sử dụng của con dấu là bao lâu?
Thời hạn sử dụng của con dấu là bao lâu?

Và khi Luật Doanh Nghiệp 2020 được ban hành, quy định về thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh cũng đã được xóa bỏ. Như vậy, từ ngày 1/1/2021, con dấu được sử dụng vô thời hạn, doanh nghiệp có thể tự quyết định mẫu con dấu và không cần thực hiện thủ tục thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh khi cần thay đổi hoặc hủy bỏ con dấu.

Giá khắc con dấu là bao nhiêu?

Giá làm con dấu sẽ phụ thuộc vào loại con dấu, kích thước, chất liệu, nội dung được khắc dài hay ngắn, phức tạp hay đơn giản. Ví dụ: bạn khắc con dấu chức danh thì giá sẽ khoảng 80.000VNĐ, con dấu hoàn công sẽ là 280.000VNĐ, và giá có thể thay đổi tuỳ theo kích thước của con dầu,…

Ngoài ra, hiện nay với những con dấu đơn giản, không quá nhiều chi tiết thì bạn có thể lấy ngay với thời gian từ 15p-30p, còn nếu con dấu của bạn có nhiều thông tin, phức tạp thì bạn sẽ nhận được sau vài ngày.

Làm sao để nhận biết con dấu kém chất lượng?

Một con dấu chất lượng có thể giúp thể hiện sự chuyên nghiệp cũng như thuận tiện hơn cho công việc của bạn, sẽ không ai muốn bị mất mặt khi đang ký một hợp đồng quan trọng mà con dấu lại vô tình bị hư hoặc khi bạn đang phải đóng dấu rất nhiều giấy tờ thì con dấu lại dở chứng. Vì vậy, làm sao để phân biệt được con dấu nào là chất lượng, còn đâu là kém chất lượng, bạn hãy tham khảo một số cách sau đây nhé:

  • Thử dùng con dấu đóng thử lên một tờ giấy, nếu dấu mực không sắc nét, bị nhoè thì đó là con dấu kém chất lượng.
  • Thông thường những con dấu kém chất lượng được làm từ những vật liệu giá rẻ nên khi nhận con dấu bạn cần quan sát kỹ bao bì có dễ rách nát không, chất liệu có dễ bị vỡ, nứt không, các chi tiết trên con dấu có bị mờ, không rõ không,…
  • Bạn nên mua con dấu của những cơ sở uy tín, có thương hiệu lâu năm, kiểm tra kỹ thông tin của nơi khắc dấu.
  • Giá cả của con dấu cũng là một dấu hiệu để bạn nhận biết, thông thường thì con dấu kém chất lượng sẽ có giá rẻ hơn nhiều so với thị trường, vì vậy bạn nên cẩn thận với những sản phẩm có giá rẻ bất ngờ.
  • Một con dấu kém chất lượng thường sẽ bị hỏng sau một vài lần sử dụng.
Làm sao để nhận biết con dấu kém chất lượng?
Làm sao để nhận biết con dấu kém chất lượng?

Làm sao để chọn được dịch vụ khắc con dấu uy tín?

Hiện nay có rất nhiều nơi làm con dấu trên thị trường, vì vậy để tìm được một nơi làm con dấu uy tín, phù hợp với nhu cầu của bạn là không phải điều dễ dàng. Một dịch vụ khắc con dấu uy tin phải đảm bảo các yếu sau:

  • Website của dịch vụ khắc dấu có đầy đủ thông tín, hotline, hình ảnh sản phẩm, dịch vụ, giá cả,…
  • Nơi làm con dấu có uy tín, có thương hiệu hay không? Đội ngũ nhân viên có nhiều kinh nghiệm, chuyên nghiệp hay không không?
  • Có chế độ bảo hành, chăm sóc khách hàng có tốt không?
  • Cơ sở làm con dấu có loại con dấu bạn cần không?

Đặt câu hỏi về khắc con dấu với chúng tôi

Đặt câu hỏi tại Form: https://forms.gle/fkxhEtDJGBDYjf3Q9

Giúp chúng tôi trả lời các câu hỏi về khắc con dấu

Trả lời câu hỏi tại link: https://docs.google.com/spreadsheets/d/1CXrOMKyWBsW2f8lTK75Nj1ZfbWu3sGgVFKskVGJuEPI/edit?resourcekey#gid=1037490138

Kết luận

Khắc con dấu là nhu cầu thiết yếu của cá nhân, doanh nghiệp nhằm để xác thực, chứng nhận giấy tờ, nâng cao sự chuyên nghiệp,… Và bài viết trên đã giải quyết các câu hỏi thường gặp khi khắc con dấu, giúp khách hàng nắm bắt được những thông tin cần thiết để đưa ra quyết định đúng đắn và lựa chọn dịch vụ phù hợp với nhu cầu của mình.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0938.10.22.65