Chức danh nghề nghiệp là gì? Quy định và tiêu chuẩn phổ biến

Chức danh nghề nghiệp là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong các tổ chức cũng như doanh nghiệp. Nó không chỉ đóng vai trò pháp lý quan trọng đối với các cá nhân làm việc trong hệ thống Nhà nước, mà còn định vị nghề nghiệp – trách nhiệm – quyền hạn của của các cá thể đó trong đơn vị công tác hành chính công cũng như tư nhân. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ “chức danh nghề nghiệp”, tính quan trọng cũng nhưng các kiến thức liên quan đến cụm từ này. Cùng HoangLongStamp để tìm hiểu chức danh nghề nghiệp là gì? Quy định và tiêu chuẩn chức danh phổ biến trong bài viết dưới đây.

Chức danh nghề nghiệp là gì?

Khái niệm chức danh nghề nghiệp là gì? Là một trong các loại chức danh, “Chức danh nghề nghiệp là tên gọi thể hiện trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp.” Khái niệm này quy định rõ ràng bởi pháp luật, mang đầy đủ tính pháp lý và được định nghĩa rõ ràng tại Điều 8 –  Khoản 1 Luật Viên Chức 2010

Giáo viên - một trong những chức danh nghề nghiệp phổ biến
Giáo viên – một trong những chức danh nghề nghiệp phổ biến

Theo Điều 2 Luật Viên Chức sửa đổi 2019, khái niệm “chức danh nghề nghiệp” chỉ hợp pháp đối với các đối tượng là viên chức, thể hiện kỹ năng, trình độ và trách nhiệm của các cá nhân được công nhận. 

Đơn vị bổ nhiệm và quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp

Chức danh nghề nghiệp được đơn vị nào bổ nhiệm và có những tiêu chuẩn gì? Chức danh nghề nghiệp không chỉ định vị nghề nghiệp cho cá nhân, mà còn xác định chức năng, trách nhiệm và nghĩa vụ của cá nhân đó trong tổ chức. Chính vì vậy, đối với các tổ chức Nhà Nước, đơn vị có quyền hạn bổ nhiệm – thay đổi – chuyển đổi chức danh nghề nghiệp duy nhất chỉ có Bộ Nội Vụ.  Được quy định cụ thể tại Điều 8-  Khoản 2 Luật Viên Chức 2010 như sau: “Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan quy định hệ thống danh mục, tiêu chuẩn và mã số tổ chức nghề nghiệp.”

Bộ Nội Vụ là đơn vị cấp quyền bổ nhiệm – thay đổi – chuyển đổi chức danh nghề nghiệp

Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam quy định đầy đủ các tiêu chuẩn chức danh về đạo đức nghề nghiệp, trình độ đào tạo – bồi dưỡng, năng lực chuyên mônnghiệp vụ và nhiệm vụ cụ thể cho hạng chức danh nghề nghiệp trong Điều 28 – Nghị định 115/2020/NĐ-CP, cụ thể;

“Điều 28. Chức danh nghề nghiệp viên chức

  1. Quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức bao gồm các nội dung sau:
  • a) Tên của chức danh nghề nghiệp;
  • b) Nhiệm vụ bao gồm những công việc cụ thể phải thực hiện có mức độ phức tạp phù hợp với hạng chức danh nghề nghiệp;
  • c) Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp;
  • d) Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng;
  • đ) Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.
  1. Căn cứ vào mức độ phức tạp công việc của chức danh nghề nghiệp, các chức danh nghề nghiệp viên chức trong cùng một lĩnh vực sự nghiệp được xếp hạng từ cao xuống thấp như sau:
  • a) Chức danh nghề nghiệp hạng I;
  • b) Chức danh nghề nghiệp hạng II;
  • c) Chức danh nghề nghiệp hạng III;
  • d) Chức danh nghề nghiệp hạng IV;
  • đ) Chức danh nghề nghiệp hạng V.”

Các quy định về chức danh nghề nghiệp liên quan đến bổ nhiệm – thay đổi – chuyển đổi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập

Thời điểm ra quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp 

Thời điểm quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp là khi nào? Trước khi được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp làm việc trong các đơn vị công lập, người được tuyển dụng chỉ đang trong thời gian tập sự. Hết thời gian tập sự, nếu cá nhân đạt kết quả tốt, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của đơn vị sẽ có quyết định bổ nhiệm. Mọi quy định trên đều được quy định rõ ràng tại Nghị định 115/2020/NĐ-CP.

Thăng hạng chức danh nghề nghiệp

Làm sao để thăng hạng chức danh nghề nghiệp? Hạng chức danh nghề nghiệp được hiểu là cấp độ thể hiện trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong lĩnh vực nghề nghiệp mà mình đang làm. Trong quá trình làm việc, viên chức có quyền dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp khi đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn, điều kiện được quy định tại Điều 32 Nghị định 115/2020/NĐ-CP. Được tóm tắt cụ thể như sau:

  • Được xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ trong năm công tác liền kề trước năm dự thi hoặc xét thăng hạng.
  • Có đầy đủ các phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt.
  • Không trong thời hạn bị xử lý kỷ luật hoặc thời gian thực hiện các kỷ luật viên chức.
  • Đảm bảo có năng lực, nghiệp vụ, trình độ chuyên môn đối với chức danh nghề nghiệp hạng cao hơn trong cùng lĩnh vực.
  • Có đầy đủ các văn bằng, chứng chỉ, đáp ứng đúng yêu cầu của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc xét thăng hạng.
  • Đáp ứng thời gian công tác tối thiểu đối với chức danh nghề nghiệp hạng dưới liền kề theo quy định.
    • Trường hợp viên chức trước khi tuyển dụng đã có thời gian công tác, làm việc ở vị trí có yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp và thời gian đó được cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng tính làm căn cứ xếp lương ở chức danh nghề nghiệp hiện giữ thì được tính là tương đương với hạng chức danh nghề nghiệp hiện giữ.
    • Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 1 năm giữ chức danh nghề nghiệp hạng dưới liền kề so với hạng chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc xét thăng hạng.
  • Được miễn thi môn Ngoại ngữ, Tin học nếu đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn của hai môn trên theo quy định tại Khoản 6, Khoản 7 – Điều 39 – Nghị định 115/2020/NĐ-CP.
Kỳ thi thăng hạng viên chức chuyên ngành Y tế
Kỳ thi thăng hạng viên chức chuyên ngành Y tế

Thay đổi – chuyển đổi chức danh nghề nghiệp

Việc thay đổi – chuyển đổi chức danh nghề nghiệp là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, cụ thể:

  • Thay đổi chức danh nghề nghiệp được xét chuyển khi cần nâng hạng hoặc chuyển sang chức danh nghề nghiệp khác trong cùng một mức độ phức tạp.
  • Chuyển đổi chức danh nghề nghiệp được thực hiện khi viên chức cần thay đổi vị trí làm việc mà chức danh nghề nghiệp đang giữ không phù hợp, trường hợp này không kết hợp nâng bậc lương. 

Bảng chức danh nghề nghiệp theo ngành nghề

Tùy vào mỗi ngành nghề mà có các chức danh nghề nghiệp tương ứng. Theo dõi Bảng chức danh nghề nghiệp của một số ngành nghề phổ biến trong xã hội để biết chi tiết.

 

STT Ngành Mã số Chức danh nghề nghiệp
1 Giáo dục và Đào tạo V.07.01.01 Giảng viên cao cấp hạng I
V.07.01.02 Giảng viên chính hạng II
V.07.01.03 Giảng viên hạng III
V.07.08.20 Giảng viên CĐSP cao cấp hạng I
V.07.08.21 Giảng viên CĐSP cao cấp hạng II
V.07.08.22 Giảng viên CĐSP cao cấp hạng III
V.09.02.01 Giảng viên giáo dục nghề nghiệp cao cấp
V.09.02.02 Giảng viên giáo dục nghề nghiệp chính
V.09.02.03 Giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết
V.09.02.04 Giảng viên giáo dục nghề nghiệp thực hành
V.07.07.17 Giáo viên dự bị đại học hạng I
V.07.07.18 Giáo viên dự bị đại học hạng II
V.09.02.05 Giáo viên giáo dục nghề nghiệp cao cấp
V.09.02.06 Giáo viên giáo dục nghề nghiệp chính
V.09.02.07 Giáo viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết
V.09.02.08 Giáo viên giáo dục nghề nghiệp thực hành
V.09.02.09 Giáo viên giáo dục nghề nghiệp
V.07.05.13 Giáo viên trung học phổ thông hạng I
V.07.05.14 Giáo viên trung học phổ thông hạng II
V.07.05.15 Giáo viên trung học phổ thông hạng III
V.07.04.10 Giáo viên trung học cơ sở hạng I
V.07.04.11 Giáo viên trung học cơ sở hạng II
V.07.04.12 Giáo viên trung học cơ sở hạng III
V.07.02.04 Giáo viên mầm non hạng II
V. 07.02.05 Giáo viên mầm non hạng III
V. 07.02.06 Giáo viên mầm non hạng IV
V.07.03.07 Giáo viên tiểu học hạng II
V. 07.03.08 Giáo viên tiểu học hạng III
V. 07.03.09 Giáo viên tiểu học hạng IV
2 Khoa học và công nghệ V.05.01.01 Nghiên cứu viên cao cấp (hạng I)
V.05.01.02 Nghiên cứu viên chính (hạng II)
V.05.01.03 Nghiên cứu viên (hạng III)
V.05.01.04 Trợ lý nghiên cứu (hạng IV)
V.05.02.05 Kỹ sư cao cấp (hạng I)
V.05.02.06 Kỹ sư chính (hạng II)
V.05.02.07 Kỹ sư (hạng III)
V.05.02.08 Kỹ thuât viên (hạng IV)
3 Nông nghiệp và phát triển nông thôn V.03.01.01 Bảo vệ viên bảo vệ thực vật hạng II
V.03.01.02 Bảo vệ viên bảo vệ thực vật hạng III
V.03.01.03 Kỹ thuật viên bảo vệ thực vật hạng IV
V.03.02.04 Giám định viên thuốc bảo vệ thực vật hạng II
V.03.02.05 Giám định viên thuốc bảo vệ thực vật hạng III
V.03.02.06 Kỹ thuật viên giám định thuốc bảo vệ thực vật hạng IV
V.03.03.07 Kiểm nghiệm viên cây trồng hạng II
V.03.03.08 Kiểm nghiệm viên cây trồng hạng III
V.03.03.09 Kỹ thuật viên kiểm nghiệm cây trồng hạng IV
V.03.04.10 Chẩn đoán viên bệnh động vật hạng II
V.03.04.11 Chẩn đoán viên bệnh động vật hạng III
V.03.04.12 Kỹ thuật viên chẩn đoán viên bệnh động vật hạng IV
V.03.05.13 Kiểm tra viên vệ sinh thú y hạng II
V.03.05.14 Kiểm tra viên vệ sinh thú y hạng III
V.03.05.15 Kỹ thuật viên kiểm tra vệ sinh thú y hạng IV
V.03.06.16 Kiểm nghiệm viên thuốc thú y hạng II
V.03.06.17 Kiểm nghiệm viên thuốc thú y hạng III
V.03.06.18 Kỹ thuật viên kiểm nghiệm thuốc thú y hạng IV
V.03.07.19 Kiểm nghiệm viên chăn nuôi hạng II
V.03.07.20 Kiểm nghiệm viên chăn nuôi hạng III
V.03.07.21 Kỹ thuật viên kiểm nghiệm chăn nuôi hạng IV
V.03.08.22 Kiểm nghiệm viên thủy sản hạng II
V.03.08.23 Kiểm nghiệm viên thủy sản hạng III
V.03.08.24 Kỹ thuật viên kiểm nghiệm thủy sản hạng IV
4 Tài nguyên và Môi trường V.06.01.01 Địa chính viên hạng II
V.06.01.02 Địa chính viên hạng III
V.06.01.03 Địa chính viên hạng IV
V.06.02.04 Điều tra tài nguyên môi trường hạng II
V.06.02.05 Điều tra tài nguyên môi trường hạng III
V.06.02.06 Điều tra tài nguyên môi trường hạng IV
V.06.03.07 Dự báo viên khí tượng thủy văn hạng II
V.06.03.08 Dự báo viên khí tượng thủy văn hạng III
V.06.03.09 Dự báo viên khí tượng thủy văn hạng IV
V.06.04.10 Kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng II
V.06.04.11 Kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng III
V.06.04.12 Kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng IV
V.06.05.13 Quan trắc viên tài nguyên môi trường hạng II
V.06.05.14 Quan trắc viên tài nguyên môi trường hạng III
V.06.05.15 Quan trắc viên tài nguyên môi trường hạng IV
V.06.06.16 Đo đạc bản đồ viên hạng II
V.06.06.17 Đo đạc bản đồ viên hạng III
V.06.06.18 Đo đạc bản đồ viên hạng IV
5 Văn hóa, Thể thao và Du lịch V.10.01.01 Huấn luyện viên cao cấp (hạng I)
V.10.01.02 Huấn luyện viên chính (hạng II)
V.10.01.03 Huấn luyện viên (hạng III)
V.10.01.04 Hướng dẫn viên (hạng IV)
V.10.05.16 Di sản viên hạng II
V.10.05.17 Di sản viên hạng III
V.10.05.18 Di sản viên hạng IV
V.10.03.08 Đạo diễn nghệ thuật hạng I
V.10.03.09 Đạo diễn nghệ thuật hạng II
V.10.03.10 Đạo diễn nghệ thuật hạng III
V.10.03.11 Đạo diễn nghệ thuật hạng IV
V.10.04.12 Diễn viên hạng I
V.10.04.13 Diễn viên hạng II
V.10.04.14 Diễn viên hạng III
V.10.04.15 Diễn viên hạng IV
V.10.06.19 Phương pháp viên hạng II
V.10.06.20 Phương pháp viên hạng III
V.10.06.21 Phương pháp viên hạng IV
V.10.07.22 Hướng dẫn viên văn hóa hạng II
V.10.07.23 Hướng dẫn viên văn hóa hạng III
V.10.07.24 Hướng dẫn viên văn hóa hạng IV
V.10.08.25 Họa sĩ hạng I
V.10.08.26 Họa sĩ hạng II
V.10.08.27 Họa sĩ hạng III
V.10.08.28 Họa sĩ hạng IV
V.10.02.05 Thư viện viên hạng II
V.10.02.06 Thư viện viên hạng III
V.10.02.07 Thư viện viên hạng IV
6 Y tế V.08.10.27 Dân số viên hạng II
V.08.10.28 Dân số viên hạng III
V.08.10.29 Dân số viên hạng IV
V.08.05.11 Điều dưỡng hạng II
V.08.05.12 Điều dưỡng hạng III
V.08.05.13 Điều dưỡng hạng IV
V.08.06.14 Hộ sinh hạng II
V.08.06.15 Hộ sinh hạng III
V.08.06.16 Hộ sinh hạng IV
V.08.07.17 Kỹ thuật y hạng II
V.08.07.18 Kỹ thuật y hạng III
V.08.07.19 Kỹ thuật y hạng IV
V.08.09.24 Dinh dưỡng hạng II
V.08.09.25 Dinh dưỡng hạng III
V.08.09.26 Dinh dưỡng hạng IV
V.08.08.20 Dược sĩ cao cấp (hạng I)
V.08.08.21 Dược sĩ chính (hạng II)
V.08.08.22 Dược sĩ (hạng III)
V.08.08.23 Dược hạng IV
V.08.01.01 Bác sĩ cao cấp (hạng I)
V.08.01.02 Bác sĩ chính (hạng II)
V.08.01.03 Bác sĩ (hạng III)
V.08.02.04 Bác sĩ y học dự phòng cao cấp (hạng I)
V.08.02.05 Bác sĩ y học dự phòng chính (hạng II)
V.08.02.06 Bác sĩ y học dự phòng (hạng III)
V.08.03.07 Y sĩ hạng IV
V.08.04.08 Y tế công cộng cao cấp (hạng I)
V.08.04.09 Y tế công cộng chính (hạng II)
V.08.04.10 Y tế công cộng (hạng III)
7 Thông tin và Truyền thông V.11.01.01 Biên tập viên hạng I
V.11.01.02 Biên tập viên hạng II
V.11.01.03 Biên tập viên hạng III
V.11.02.04 Phóng viên hạng I
V.11.02.05 Phóng viên hạng II
V.11.02.06 Phóng viên hạng III
V.11.03.07 Biên dịch viên hạng I
V.11.03.08 Biên dịch viên hạng II
V.11.03.09 Biên dịch viên hạng III
V.11.04.10 Đạo diễn truyền hình hạng I
V.11.04.11 Đạo diễn truyền hình hạng II
V.11.04.12 Đạo diễn truyền hình hạng III
V11.05.09 An toàn thông tin hạng I
V11.05.10 An toàn thông tin hạng II
V11.05.11 An toàn thông tin hạng III
V11.06.12 Quản trị viên hệ thống hạng I
V11.06.13 Quản trị viên hệ thống hạng II
V11.06.14 Quản trị viên hệ thống hạng III
V11.06.15 Quản trị viên hệ thống hạng IV
V11.07.16 Kiểm định viên công nghệ thông tin hạng I
V11.07.17 Kiểm định viên công nghệ thông tin hạng II
V11.07.18 Kiểm định viên công nghệ thông tin hạng III
V11.08.19 Phát triển phần mềm hạng I
V11.08.20 Phát triển phần mềm hạng II
V11.08.21 Phát triển phần mềm hạng III
V11.08.22 Phát triển phần mềm hạng IV
8 Tư pháp V02.01.00 Trợ giúp viên pháp lý hạng I
V02.01.01 Trợ giúp viên pháp lý hạng II
V02.01.02 Trợ giúp viên pháp lý hạng III
9 Xây dựng V.04.01.01 Kiến trúc sư hạng I
V.04.01.02 Kiến trúc sư hạng II
V.04.01.03 Kiến trúc sư hạng III
V.04.02.04 Thẩm kế viên hạng I
V.04.02.05 Thẩm kế viên hạng II
V.04.02.06 Thẩm kế viên hạng III
V.04.02.07 Thẩm kế viên hạng IV
10 Nội vụ V.01.02.01 Lưu trữ viên chính (hạng II)
V.01.02.02 Lưu trữ viên (hạng III)
V.01.02.03 Lưu trữ viên trung cấp (hạng IV)
11 Lao động – Thương Binh và Xã hội V.09.03.01 Kiểm định viên chính kỹ thuật an toàn lao động (hạng II)
V.09.03.02 Kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động (hạng III)
V.09.03.03 Kỹ thuật viên kiểm định kỹ thuật an toàn lao động (hạng IV)
V.09.04.01 Công tác xã hội viên chính (hạng II)
V.09.04.02 Công tác xã hội viên (hạng III)
V.09.04.03 Nhân viên công tác xã hội (hạng IV)
12 Ngạch chuyên viên cao cấp và các ngạch công chức chuyên ngành tương đương 01.001 Chuyên viên cao cấp
04.023 Thanh tra viên cao cấp
06.029 Kế toán viên cao cấp
06.036 Kiểm soát viên cao cấp thuế
06.041 Kiểm toán viên cao cấp
07.044 Kiểm soát viên cao cấp ngân hàng
08.049 Kiểm tra viên cao cấp hải quan
09.066 Kiểm dịch viên cao cấp động thực vật
12.084 Thẩm kế viên cao cấp
21.187 Kiểm soát viên cao cấp thị trường
23.261 Thống kê viên cao cấp
13.280 Kiểm soát viên cao cấp chất lượng sản phâm, hàng hóa
03.299 Chấp hành viên cao cấp
03.230 Thẩm tra viên cao cấp
06.036 Kiểm tra viên cao cấp thuế
13 Ngạch chuyên viên chính và các ngạch công chức chuyên ngành tương đương 01.002 Chuyên viên chính
03.017 Chấp hành viên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
04.024 Thanh tra viên chính
06.030 Kế toán viên chính
06.037 Kiểm soát viên chính thuế
06.042 Kiểm toán viên chính
07.045 Kiểm soát viên chính ngân hàng
08.050 Kiểm tra viên chính hải quan
09.067 Kiểm dịch viên chính động – thực vât
11.081 Kiểm soát viên chính đê điều
12.085 Thẩm kế viên chính
21.188 Kiểm soát viên chính thị trường
02.006 Văn thư chính
23.262 Thống kê viên chính
13.281 Kiểm soát viên chính chất lượng sản phẩm, hàng hoá
03.231 Thẩm tra viên chính
10.225 Kiểm lâm viên chính
06.037 Kiểm tra viên chính thuế
09.315 Kiểm dịch viên chính động vật
09.318 Kiểm dịch viên chính thực vật
11.081 Kiểm soát viên chính đê điều
25.309 Kiểm ngư viên chính
25.312 Thuyền viên kiểm ngư chính
14 Ngạch chuyên viên và các ngạch công chức chuyên ngành tương đương 01.003 Chuyên viên
03.018 Chấp hành viên quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
03.019 Công chứng viên
04.025 Thanh tra viên
06.031 Kế toán viên
06.038 Kiểm soát viên thuế
06.043 Kiểm toán viên
07.046 Kiểm soát viên ngân hàng
08.051 Kiểm tra viên hải quan
09.068 Kiểm dịch viên động – thực vật
09.316 Kiểm dịch viên động vật
09.319 Kiểm dịch viên thực vật
25.310 Kiểm ngư viên
25.313 Thuyền viên kiểm ngư
23.263 Thống kê viên
11.082 Kiểm soát viên đê điều
12.086 Thẩm kế viên
21.189 Kiểm soát viên thị trường
02.007 Văn thư
19.183 Kỹ thuật viên kiểm nghiệm bảo quản
10.226 Kiểm lâm viên
03.302 Thư ký thi hành án
03.232 Thẩm tra viên
06.038 Kiểm tra viên thuế
19.221 Kỹ thuật viên bảo quản
06.039 Kiểm thu viên thuế
09.069 Kỹ thuật viên kiểm dịch động thực vật
13.282 Kiểm soát viên chất lượng sản phẩm, hàng hóa
15 Ngạch cán sự và các ngạch công chức chuyên ngành tương đương 01.004 Cán sự
06.032 Kế toán viên trung cấp
08.052 Kiểm tra viên trung cấp hải quan
23.265 Thống kê viên trung cấp
11.083 Kiểm soát viên trung cấp đê điều
21.190 Kiểm soát viên trung cấp thị trường
02.008 Văn thư trung cấp
13.283 Kiểm soát viên trung cấp chất lượng sản phẩm, hàng hóa
03.300 Chấp hành viên trung cấp
03.303 Thư ký trung cấp thi hành án
10.228 Kiểm lâm viên trung cấp
06.039 Kiểm tra viên trung cấp thuế
19.222 Kỹ thuật viên bảo quản trung cấp
23.264 Thống kê viên trình độ cao đẳng
06a.038 Kiểm tra viên cao đẳng thuế
08a.051 Kiểm tra viên cao đẳng hải quan
06a.031 Kế toán viên cao đẳng
06.033 Kế toán viên sơ cấp
10.227 Kiểm lâm viên trình độ cao đẳng
09.317 Kỹ thuật viên kiểm dịch động vật
09.320 Kỹ thuật viên kiểm dịch thực vật
25.311 Kiểm ngư viên trung cấp
25.314 Thuyền viên kiểm ngư trung cấp
16 Các ngạch nhân viên 01.005 Nhân viên
03.301 Chấp hành viên sơ cấp
06.040 Nhân viên thuế
08.053 Nhân viên hải quan
10.229 Kiểm lâm viên sơ cấp
19.223 Thủ kho bảo quản
19.224 Nhân viên bảo vệ kho dự trữ
07.048 Thủ kho tiền, vàng bạc, đá quý (ngân hàng)

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp một số ngành nghề phổ biến

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Giáo viên

Chức danh nghề nghiệp Giáo viên tiểu học
Chức danh nghề nghiệp Giáo viên tiểu học
  • Nhiệm vụ:
    • Xây dựng kế hoạch giảng dạy và thực hiện giảng dạy đúng chuyên môn mà mình đảm nhiệm. 
    • Hoàn thành đầy đủ các khóa đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu; tự bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ – chuyên môn.
    • Tham gia phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc, xóa mù chữ và giáo dục hòa nhập.
    • Tham gia bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, nghiên cứu khoa học.
  • Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp:
    • Chấp hành đúng các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, các quy định của ngành Giáo dục.
    • Đối xử công bằng, thương yêu và tôn trọng học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.
    • Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo.
  • Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo và năng lực chuyên môn:
    • Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo và chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp Giáo viên.
    • Thực hiện giảng dạy đúng với chương trình giáo dục chung.
    • Áp dụng được các phương pháp giảng dạy để nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh.
    • Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ đúng với yêu cầu của vị trí đảm nhận. 

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Bác sĩ

Chức danh nghề nghiệp Bác sĩ
Chức danh nghề nghiệp Bác sĩ
  • Nhiệm vụ:
    • Khám, chữa bệnh; tham gia hội chẩn chuyên môn; cải tiến và quản lý chất lượng khám chữa bệnh trong phạm vi chuyên môn.
    • Thông tin, truyền thông về giáo dục sức khỏe.
    • Tư vấn cho người bệnh và gia đình người bệnh các dịch vụ y tế phù hợp.
    • Vận hành và sử dụng các thiết bị y tế trong phạm vi được giao.
    • Tham gia giám định y khoa.
    • Nghiên cứu, đào tạo về y học.
    • Triển khai và tham gia phòng chống dịch, bệnh xã hội khi có chiến dịch.
  • Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp:
    • Tận tụy chăm sóc sức khỏe bệnh nhân, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.
    • Tôn trọng quyền con người của người bệnh.
    • Ứng xử đúng quy tắc của viên chức ngành Y tế. 
    • Có trách nhiệm với nghề, với sự sống còn của bệnh nhân.
    • Trung thực, khách quan, công bằng, đoàn kết và tôn trọng đồng nghiệp trong thực hành nghề nghiệp.
  • Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo và năng lực chuyên môn:
    • Tốt nghiệp đúng chuyên ngành, có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp Bác sĩ, có trình độ ngoại ngữ và tin học đúng quy định.
    • Hiểu biết quan điểm, chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đối với ngành Y tế.
    • Có các kỹ năng giao tiếp, cộng tác. Thực hiện tư vấn – giáo dục sức khỏe cho nhân dân. 

>>> Xem thêm: Phân hạng và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Bác sĩ.

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Diễn viên

Chức danh nghề nghiệp Diễn viên
Chức danh nghề nghiệp Diễn viên
  • Nhiệm vụ:
    • Đảm nhiệm các vai diễn được phân công.
    • Tìm hiểu nội dung kịch bản, nghiên cứu nhân vật dưới sự chỉ dẫn của những người liên quan như đạo diễn, biên kịch,…
    • Thực hiện nghiêm túc các buổi luyện tập, sơ duyệt, tổng duyệt và biểu diễn.
    • Thâm nhập thực tế cuộc sống để nâng cao kiến thức, thể hiện chân thực vai diễn được đảm nhận.
  • Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp:
    • Có tinh thần trách nhiệm với công việc, thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ trong hoạt động nghề nghiệp.
    • Cống hiến cho sự nghiệp biểu diễn và điện ảnh; có ý thức giữ gìn – bảo tồn và phát huy nghệ thuật truyền thống Việt Nam. 
    • Tâm huyết với nghề; có ý thức đấu tranh với các hành vi sai trái, tiêu cực.
    • Có tinh thần đoàn kết, tích cực, chủ động phối hợp với đồng nghiệp thực hiện nhiệm vụ.
    • Học tập, rèn luyện không ngừng để nâng cao trình độ, năng lực và phẩm chất.
  • Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo và năng lực chuyên môn:
    • Có bằng cấp và chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Diễn viên.
    • Có tài năng nghệ thuật xuất sắc về lĩnh vực chuyên ngành.
    • Nắm vững các kiến thức nghiệp vụ chuyên ngành; vận dụng có hiệu quả vào trong nghệ thuật.
    • Có khả năng nghiên cứu và phối hợp tổ chức các hoạt động chuyên môn.
    • Có khả năng đề xuất giải pháp sáng tạo nghệ thuật.

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Kỹ sư

Chức danh nghề nghiệp Kỹ sư
Chức danh nghề nghiệp Kỹ sư
  • Nhiệm vụ:
    • Xây dựng, tổ chức chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ kỹ thuật được giao nhằm đảm bảo sự liên tục, thường xuyên của quá trình phát triển, ứng dụng và triển khai công nghệ. 
    • Chủ trì các nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc lĩnh vực chuyên môn.
    • Tham gia biên soạn, nghiên cứu xây dựng hệ thống định mức, tiêu chuẩn kỹ thuật của lĩnh vực đảm nhiệm.
  • Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp:
    • Có tinh thần trách nhiệm, tuân thủ pháp luật, thực hiện đúng nghĩa vụ trong hoạt động nghề nghiệp.
    • Có phẩm chất trung thực, thẳng thắn, tận tụy và sáng tạo với công việc. 
    • Có ý thức cống hiến cho sự nghiệp phát triển của ngành xây dựng. 
    • Ứng dụng các phương pháp làm việc hiệu quả, khoa học và giữ kín bí mật quốc gia.
  • Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo và năng lực chuyên môn:
    • Có bằng cấp đúng chuyên môn, chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp Kỹ sư, trình độ ngoại ngữ và tin học đúng quy định.
    • Hiểu và nắm rõ chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đối với ngành Xây dựng.
    • Nắm rõ thông tin kinh tế – kỹ thuật trong và ngoài nước, am hiểu tình hình sản xuất – trình độ công nghệ của ngành, kịp thời nắm bắt xu hướng phát triển trong lĩnh vực kiến trúc và quy hoạch xây dựng.
    • Có kiến thức chuyên môn chuyên sâu, có kinh nghiệm hoạt động kiến trúc, quy hoạch xây dựng.
    • Đã trực tiếp chủ trì thiết kế, thẩm định thiết kế bộ môn chuyên ngành hoặc đã tham gia đồ án theo quy định trong thông tư. 
    • Có năng lực nghiên cứu, tổng kết thực tiễn và đưa ra các giải pháp, chiến lược, kế hoạch phát triển ngành Xây dựng.

Tầm quan trọng của chức danh nghề nghiệp

Chức danh nghề nghiệp quan trọng như thế nào? Chức danh nghề nghiệp có tầm quan trọng nhất định đối với mỗi người lao động cũng như các tổ chức, đơn vị.  Đối với cá nhân mỗi người lao động, chức danh nghề nghiệp không chỉ xác định được nhiệm vụ, công việc, trách nhiệm của họ trong cơ quan. Bên cạnh đó chức danh nghề nghiệp còn là tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả làm việc. Ngoài ra, chúng còn là tiền đề giúp người lao động xây dựng một kế hoạch thăng tiến rõ ràng để phát triển sự nghiệp cá nhân, nâng cao vị thế.

Đối với các tổ chức, chức danh nghề nghiệp giúp các đơn vị quản lý một cách chặt chẽ, phù hợp và có hiệu quả nguồn nhân sự. Xác định rõ ràng quyền hạn – trách nhiệm – chức năng của các cá nhân, tạo ra sự minh bạch trong hệ thống. Đồng thời đây cũng là cơ sở để tổ chức xây dựng hệ thống tiền lương, phúc lợi đối với từng chức danh và chức vụ.

Trên đây là tổng hợp những kiến thức chi tiết về “Chức danh nghề nghiệp? Tất tần tật các kiến thức liên quan đến chức năng nghề nghiệp mới nhất” HoangLongStamp chia sẻ. Hy vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Là đơn vị chuyên cung cấp các loại con dấu uy tín trải dài từ Bắc vào Nam, HoangLongStamp ngoài mong muốn đưa các sản phẩm, dịch vụ chất lượng đến tay khách hàng còn nỗ lực trao gửi các kiến thức liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của mình. Giúp khách hàng “không cần đi xa” mà vẫn search được những thông tin có giá trị.

HoangLongStamp - địa chỉ khắc dấu con dấu đã thu tiền uy tín, giao nhanh
HoangLongStamp – địa chỉ khắc dấu con dấu đã thu tiền uy tín, giao nhanh

Nếu bạn đang quan tâm đến các sản phẩm khắc dấu chức danh nghề nghiệp chất lượng, sử dụng công nghệ khắc con dấu hiện đại với sự tận tâm – chuyên nghiệp và giá rẻ, liên hệ ngay với HoangLongStamp để được tư vấn cụ thể. Các sản phẩm khắc con dấu chức danh nghề nghiệp gồm: Khắc con dấu bác sĩ, giáo viên, kỹ sư,…

Thông tin liên hệ:

  • Website: https://khacdauhoanglong.com/
  • Hotline: 0938.10.22.65
  • Mail: khaccondauhoanglong@gmail.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0938.10.22.65