Phân hạng và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Bác sĩ

Bác sĩ là một trong những ngành nghề cao quý của xã hội, đảm nhiệm vô vàn các vai trò từ khám chữa bệnh, tuyên truyền – giáo dục sức khỏe toàn dân đến nghiên cứu chuyên môn để mang lại nhiều kết quả hữu hiệu cho ngành Y học. Đây là một ngành nghề được Pháp luật quy định khá khắt khe về tiêu chuẩn đạo đức, tiêu chuẩn chuyên môn – nghiệp vụ mới được công nhận chức danh nghề nghiệp Bác sĩ. Nếu bạn đang tìm hiểu và quan tâm về phân hạng và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Bác sĩ, cùng Khắc Dấu Hoàng Long khám phá ngay qua bài viết dưới đây nhé!

Chức danh nghề nghiệp Bác sĩ là gì?

Định nghĩa chức danh nghề nghiệp Bác sĩ? Chức danh nghề nghiệp Bác sĩ là tên gọi thể hiện trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của Bác sĩ trong lĩnh vực nghề nghiệp mà họ đảm nhận. Đây chính là tiêu chuẩn và điều kiện để các cơ sở y tế, bệnh viện, phòng khám,… tuyển dụng Bác sĩ hiện nay.

Phân hạng và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Bác sĩ
Phân hạng và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Bác sĩ

Làm thế nào để đạt được chức danh nghề nghiệp Bác sĩ?

Chức danh nghề nghiệp Bác sĩ để đạt được cần làm gì? Để đạt được chức danh nghề nghiệp Bác sĩ, trước tiên phải là viên chức chuyên ngành Y khoa làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập, sở hữu học vị cử nhân Y Khoa trở lên (Bachelor of Medicine) từ một trường Đại học chuyên giảng dạy và đào tạo về lĩnh vực này. Chương trình học ngành này dài và khá phức tạp, đòi hỏi có sự kiên trì, chăm chỉ và thực sự đam mê bởi ngành này đòi hỏi kiến thức chuyên môn sâu rộng.

Tại Việt Nam, thời gian học Y khoa hệ Bác sĩ cơ bản là 6 năm bao gồm: Y đa khoa, Y học cổ truyền, Răng hàm mặt, Y học dự phòng, sau khi tốt nghiệp và ra trường sẽ được đào tạo thêm về nghiệp vụ ít nhất 18 tháng trở lên để lấy chứng chỉ hành nghề và thi tuyển viên chức tại các cơ sở y tế, bệnh viện,… Tại đây, bạn có thể lựa chọn một chuyên ngành mà mình ưa thích theo hai hướng thiên về lâm sàng để trở thành các Bác sĩ chuyên khoa I, II (Nội khoa, Khoa nhi, Cấp cứu, Gây mê,…) hoặc thiên về nghiên cứu, giảng dạy để trở thành Giảng viên trong các trường Y (Thạc sĩ, Tiến sĩ y khoa) với thời gian 3 năm. Nếu không chọn 2 con đường trên có thể rút ngắn thời gian bằng cách thi nội trú để được cấp luôn chứng chỉ hành nghề và bằng Thạc sĩ Bác sĩ nội trú.

Trước khi được công nhận chức danh nghề nghiệp Bác sĩ cá nhân phải đạt học vị Bác sĩ
Trước khi được công nhận chức danh nghề nghiệp Bác sĩ cá nhân phải đạt học vị Bác sĩ

Như vậy, các cá nhân học ngành Y khoa hệ Bác sĩ sau khi trúng tuyển ở các đơn vị sự nghiệp công lập sẽ được công nhận chức danh tương ứng. Trải qua quá trình làm việc, tích lũy đủ kiến thức – kỹ năng và kinh nghiệm hành nghề được đăng ký dự thi hoặc xét tuyển các hạng chức danh nghề nghiệp Bác sĩ theo quy định.

Phân hạng và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Bác sĩ

Phân hạng chức danh nghề nghiệp Bác sĩ

Mã số, hạng chức danh nghề nghiệp Bác sĩ

Mã số, hạng chức danh nghề nghiệp Bác sĩ là gì? Theo Thông tư liên tịch số 10/2015/TTLT-BYT-BNV, được bổ sung và sửa đổi tại Thông tư 03/2022/TTLT-BYT-BNV quy định rất rõ ràng về các hạng và mã số chức danh nghề nghiệp Bác sĩ. Cụ thể như sau:

Chức danh Hạng chức danh nghề nghiệp Mã số chức danh nghề nghiệp
Bác sĩ Bác sĩ cao cấp hạng I Mã số: V.08.01.01
Bác sĩ chính hạng II Mã số: V.08.01.02
Bác sĩ hạng III Mã số: V.08.01.03
Bác sĩ y học dự phòng Bác sĩ y học dự phòng cao cấp hạng I Mã số: V.08.01.04
Bác sĩ y học dự phòng chính hạng II Mã số: V.08.01.05
Bác sĩ y học dự phòng hạng III Mã số: V.08.01.06

Theo bảng trên, hạng I là chức danh cao nhất, hạng III là chức danh thấp nhất. Việc phân cấp các hạng vừa giúp cho các cá nhân xây dựng con đường phát triển sự nghiệp, vừa là điều kiện để thăng hạng, nâng ngạch nâng lương cũng như là cơ sở để Nhà nước xếp lương cho các công chức, viên chức của ngành Y tế.

Điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Bác sĩ

Thăng hạng chức danh nghề nghiệp là gì? Thăng hạng chức danh nghề nghiệp là việc viên chức được bổ nhiệm giữ chức danh nghề nghiệp ở hạng cao hơn trong cùng một lĩnh vực nghề nghiệp. Khái niệm này được định nghĩa tại Khoản 4 – Điều 2 – Nghị định 115/2020 của Chính phủ.

Kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp chuyên ngành Y tế
Kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp chuyên ngành Y tế

Để xét thăng hạng, ngoài những tiêu chuẩn mà viên chức phải đáp ứng khi xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, viên chức ngành Y tế phải đạt những điều kiện cụ thể sau:

Xét thăng hạng Tiêu chuẩn
Hạng II lên hạng I
  • Đáp ứng đúng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Y tế hạng I.
  • Có học hàm Giáo sư, Phó giáo sư chuyên ngành phù hợp với tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng.
  • Đang giữ hạng II, có cùng 04 (bốn) chữ số đầu trong mã số chức danh nghề nghiệp với chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng.
Hạng III lên hạng II
  • Đáp ứng đúng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Y tế hạng II.
  • Có bằng chuyên khoa cấp II hoặc tiến sĩ chuyên ngành phù hợp với tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng.
  • Đang giữ chức danh nghề nghiệp hạng III, có cùng 04 (bốn) chữ số đầu trong mã số chức danh nghề nghiệp với chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng.
Hạng III
  • Đáp ứng đúng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Y tế hạng III.
  • Có trình độ đại học trở lên chuyên ngành phù hợp với tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng.
  • Đang giữ chức danh nghề nghiệp hạng IV, có khả năng đảm nhiệm hoặc đang làm việc ở vị trí công việc phù hợp với chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng.

Nguyên tắc bổ nhiệm, xếp lương chức danh nghề nghiệp Bác sĩ

Nguyên tắc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp Bác sĩ

Chức danh nghề nghiệp Bác sĩ được bổ nhiệm như thế nào? Chức danh nghề nghiệp Bác sĩ được bổ nhiệm căn cứ vào vị trí làm việc, nhiệm vụ được giao của viên chức và được quy định rõ ràng tại Điều 12 – Thông tư liên tịch số 10/2015/TTLT-BYT-BNV. 

Theo Quyết định số 415/TCCP-VC và Quyết định số 78/2004/QĐ-BNV của Bộ Nội vụ bổ nhiệm hạng chức danh nghề nghiệp Bác sĩ và Bác sĩ y học dự phòng như sau:

Chức danh nghề nghiệp Bác sĩ:

  • Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp Bác sĩ cao cấp (hạng I) mã V.08.01.01 đối với viên chức đang giữ ngạch Bác sĩ cao cấp (mã 16.116).
  • Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp Bác sĩ chính (hạng II) mã V.08.01.02 đối với viên chức đang giữ ngạch Bác sĩ chính (mã 16.117).
  • Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp Bác sĩ (hạng III) mã V.08.01.03 đối với viên chức đang giữ ngạch Bác sĩ (mã 16.118).

Chức danh nghề nghiệp Bác sĩ y học dự phòng:

  • Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp Bác sĩ y học dự phòng cao cấp (hạng I) mã số V.08.02.04 đối với viên chức hiện đang làm việc ở lĩnh vực y học dự phòng, đang giữ ngạch Bác sĩ cao cấp (mã số 16.116).
  • Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp Bác sĩ y học dự phòng chính (hạng II) mã số V.08.02.05 đối với viên chức hiện đang làm việc ở lĩnh vực y học dự phòng, đang giữ ngạch Bác sĩ chính (mã số 16.117).
  • Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp Bác sĩ y học dự phòng (hạng III) mã số V.08.02.06 đối với viên chức hiện đang làm việc ở lĩnh vực y học dự phòng, đang giữ ngạch Bác sĩ (mã số 16.118).

Nguyên tắc xếp lương chức danh nghề nghiệp Bác sĩ

Chức danh nghề nghiệp Bác sĩ được xếp lương như thế nào? Bác sĩ là một ngành đòi hỏi nhiều tiêu chuẩn cả về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng đi kèm các tố chất đặc trưng, do đó đây là một ngành nghề khá hot và có mức lương cao nhất nhì hiện nay.

Mức lương của chức danh nghề nghiệp Bác sĩ được quy định rõ ràng theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP, cụ thể như sau:

  • Chức danh nghề nghiệp Bác sĩ cao cấp (hạng I), chức danh nghề nghiệp Bác sĩ y học dự phòng cao cấp (hạng I) được áp dụng hệ số lương viên chức loại A3 (nhóm A3.1), từ hệ số lương từ 6,20 đến hệ số lương 8,00.
  • Chức danh nghề nghiệp Bác sĩ chính (hạng II), chức danh nghề nghiệp Bác sĩ y học dự phòng chính (hạng II) được áp dụng hệ số lương viên chức loại A2 (nhóm A2.1), từ hệ số lương từ 4,40 đến hệ số lương 6,78.
  • Chức danh nghề nghiệp Bác sĩ (hạng III), chức danh nghề nghiệp Bác sĩ y học dự phòng (hạng III) được áp dụng hệ số lương viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.
Bảng lương dành cho các hạng chức danh nghề nghiệp Bác sĩ năm 2021
Bảng lương dành cho các hạng chức danh nghề nghiệp Bác sĩ năm 2021
Bảng lương dành cho các hạng chức danh nghề nghiệp Bác sĩ y học dự phòng năm 2021
Bảng lương dành cho các hạng chức danh nghề nghiệp Bác sĩ y học dự phòng năm 2021

Từ ngày 1/7/2023, mức lương của các chức danh Bác sĩ được thay đổi và áp dụng theo bảng lương:

Bảng lương dành cho các hạng chức danh nghề nghiệp Bác sĩ áp dụng từ 1/7/2023
Bảng lương dành cho các hạng chức danh nghề nghiệp Bác sĩ áp dụng từ 1/7/2023

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Bác sĩ

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ là gì? Mỗi một chức danh nghề nghiệp sẽ được Nhà nước quy định một tiêu chuẩn riêng, nhằm đáp ứng tối đa nhiệm vụ và vai trò của lĩnh vực đó trong xã hội. Đối với chức danh nghề nghiệp Bác sĩ, tiêu chuẩn trên được quy định rõ ràng tại Thông tư liên tịch số 10/2015/TTLT-BYT-BNV và được sửa đổi bổ sung qua Thông tư 03/2022/TT-BYT. 

Tiêu chuẩn đạo đức chức danh nghề nghiệp Bác sĩ

Chức danh nghề nghiệp Bác sĩ có những tiêu chuẩn đạo đức nào? Đối với chức danh  Bác sĩ, một trong những ngành nghề quan trọng và chủ đạo của đời sống, nên đòi hỏi phải đáp ứng các tiêu chuẩn đạo đức khá khắt khe. Nó được quy định, sửa đổi mới nhất tại Điều 3 – Thông tư 03/2022/TTLT-BYT-BNV như sau:

  • Tận tụy phục vụ sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho nhân dân.
  • Hiểu biết và thực hiện đúng quy tắc ứng xử của viên chức ngành Y tế.
  • Thực hành nghề nghiệp đúng quy chế, quy định, quy trình chuyên môn kỹ thuật và các quy định khác của pháp luật.
  • Không ngừng học tập nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ.
  • Tôn trọng quyền của người bệnh.
  • Trung thực, khách quan, công bằng, trách nhiệm, đoàn kết, tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp trong thực hành nghề nghiệp.
Đội ngũ Y Bác sĩ là thực hiện công tác phòng chống dịch Covid 2019
Đội ngũ Y Bác sĩ là thực hiện công tác phòng chống dịch Covid 2019

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Bác sĩ phân theo hạng

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Bác sĩ theo hạng phải đáp ứng điều kiện nào? Chức danh nghề nghiệp Bác sĩ được chia thành Bác sĩ và Bác sĩ y học dự phòng tương ứng với 3 cấp hạng được quy định trình độ đào tạo, tiêu chuẩn năng lực – chuyên môn nghiệp vụ và nhiệm vụ khác nhau. Theo dõi bảng phân loại sau hiểu và có thêm thông tin chi tiết.

Nội dung so sánh Bác sĩ cao cấp hạng I Bác sĩ cao cấp hạng II Bác sĩ cao cấp hạng III
Nhiệm vụ
Tiêu chuẩn đào tạo bồi dưỡng
Tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ

 

Hạng chức danh  Nhiệm vụ Tiêu chuẩn đào tạo bồi dưỡng Tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ
Bác sĩ cao cấp hạng I
  • Chủ trì và tổ chức khám chữa bệnh, thực hiện tư vấn cho người bệnh – gia đình người bệnh lựa chọn dịch vụ y tế phù hợp, giám định y khoa – pháp y – pháp y tâm thần, thực hiện công tác chỉ đạo tuyến về chuyên môn kỹ thuật – triển khai phòng chống dịch và bệnh xã hội.
  • Chịu trách nhiệm quản lý và hướng dẫn sử dụng thiết bị y tế trong chẩn đoán – cấp cứu – can thiệp điều trị.
  • Đào tạo và nghiên cứu khoa học về y học.
  • Thông tin truyền thông về giáo dục sức khỏe cho nhân dân.
  • Bằng tốt nghiệp Bác sĩ chuyên khoa II.
  • Trình độ tiếng Anh B2.
  • Bằng Tin học.
  • Chứng chỉ bồi dưỡng. Bác sĩ cao cấp hạng I. 
  • Hiểu biết về quan điểm, chủ trương đường lối chính sách của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, nắm được định hướng phát triển chuyên môn kỹ thuật chuyên ngành.
  • Có kiến thức và năng lực áp dụng phương pháp tiên tiến, kỹ thuật cao trong chẩn đoán – điều trị và chăm sóc bệnh.
  • Có năng lực đánh giá quy trình, kỹ thuật chuyên môn và đề xuất giải pháp, đánh giá hiệu quả.
  • Có năng lực nghiên cứu, tổng kết thực tiễn và đề xuất giải pháp, xây dựng chiến lược – chính sách và kế hoạch phát triển của ngành, lĩnh vực.
  • Chủ nhiệm hoặc thư ký, người tham gia đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ hoặc tương đương.
  • Có thời gian giữa chức danh Bác sĩ chính hạng II 6 năm.
Bác sĩ chính hạng II
  • Khám chữa bệnh.
  • Tổ chức, thực hiện tư vấn người bệnh – gia đình người bệnh chọn dịch vụ y tế, giám định y khoa – pháp y – pháp y tâm thần thuộc chuyên khoa học lĩnh vực liên quan.
  • Trực tiếp hoặc phối hợp tham gia công tác chỉ đạo tuyến về chuyên môn kỹ thuật, triển khai phòng – chống dịch và các bệnh xã hội.
  • Đào tạo và nghiên cứu khoa học.
  • Thông tin truyền thông về giáo dục sức khỏe cho nhân dân.
  • Bằng tốt nghiệp Bác sĩ chuyên khoa I.
  • Trình độ tiếng Anh B1 trở lên.
  • Trình độ Tin học cơ bản.
  • Có chứng chỉ bồi dưỡng Bác sĩ hạng II.
  • Hiểu biết về quan điểm, chủ trương đường lối chính sách của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, nắm được định hướng phát triển chuyên môn kỹ thuật chuyên ngành.
  • Có kỹ năng chẩn đoán, xử trí, theo dõi và dự phòng các bệnh thường gặp và cấp cứu chuyên khoa.
  • Tổ chức thực hiện, tư vấn giáo dục sức khỏe, chăm sóc và bảo vệ, nâng cao sức khỏe.
  • Có năng lực tập hợp các nguồn lực thực hiện nhiệm vụ.
  • Chủ nhiệm hoặc thư ký hoặc người tham gia chính đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trở lên.
  • Có thời gian giữ chức danh Bác sĩ hạng III tối thiểu 9 năm đối với người có bằng tốt nghiệp Bác sĩ chuyên khoa cấp I hoặc Thạc sĩ Y học, 6 năm với người có bằng tốt nghiệp Bác sĩ chuyên khoa cấp II hoặc Tiến sĩ Y học.
Bác sĩ hạng III
  • Khám chữa bệnh theo sự phân công.
  • Thông tin truyền thông về giáo dục sức khỏe cho nhân dân.
  • Tư vấn người bệnh – gia đình người bệnh chọn dịch vụ y tế.
  • Vận hành, sử dụng thiết bị y học vào công tác chữa bệnh.
  • Tiến hành giám định y khoa – pháp y – pháp y tâm thần.
  • Đào tạo và nghiên cứu khoa học.
  • Bằng tốt nghiệp Bác sĩ.
  • Trình độ tiếng Anh A2.
  • Bằng Tin học.
  • Chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp Bác sĩ hạng III.
  • Hiểu biết về quan điểm, chủ trương đường lối chính sách của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, nắm được định hướng phát triển chuyên môn kỹ thuật chuyên ngành.
  • Có kỹ năng chẩn đoán, xử trí, theo dõi và dự phòng các bệnh thường gặp và cấp cứu thông thường.
  • Thực hiện công tác tư vấn, giáo dục sức khỏe nhân dân.
  • Có kỹ năng giao tiếp, cộng tác với đối tượng phục vụ và đồng nghiệp.
Bác sĩ y học dự phòng cao cấp hạng I
  • Chủ trì, biên soạn nội dung và lập kế hoạch hướng dẫn công tác thông tin – giáo dục – truyền thông về sức khỏe, triển khai các nội dung chăm sóc sức khỏe, thực hiện chế độ chức trách chuyên môn theo quy định, biên soạn quy trình phòng chống dịch bệnh – bệnh xã hội.
  • Chỉ đạo, hướng dẫn trực tiếp về kỹ thuật đối với các viên chức, học sinh và sinh viên chuyên ngành y tế, tham gia giảng dạy sinh viên tại trường đại học/cao đẳng y khi có yêu cầu.
  • Chủ trì hoặc tham gia đề tài nghiên cứu khoa học.
  • Tốt nghiệp Bác sĩ chuyên khoa cấp II hoặc Tiến sĩ y học thuộc chuyên ngành Y học dự phòng.
  • Có trình độ ngoại ngữ B2 trở lên.
  • Có trình Tin học đạt chuẩn.
  • Có chứng chỉ bồi dưỡng Bác sĩ y học dự phòng cao cấp hạng I.
  • Hiểu biết về quan điểm, chủ trương đường lối chính sách của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, nắm được định hướng phát triển chuyên môn kỹ thuật chuyên ngành.
  • Tham gia phân tích, đánh giá, kết luận những vấn đề chuyên môn y tế khó, phức tạp liên quan đến sức khỏe cộng đồng thuộc phạm vi công việc được giao và của ngành, lĩnh vực khi có yêu cầu.
  • Chủ trì biên soạn tài liệu, quy trình chuyên môn kỹ thuật phòng, chống dịch, bệnh, chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
  • Chỉ đạo hoặc trực tiếp hướng dẫn và đào tạo, bồi dưỡng về kỹ thuật đối với viên chức, học sinh và sinh viên chuyên ngành y tế; tham gia giảng dạy sinh viên tại các trường đại học/cao đẳng y khi có yêu cầu.
  • Chủ trì hoặc tham gia đề tài nghiên cứu khoa học.
Bác sĩ y học dự phòng chính hạng II
  • Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe; quản lý sức khỏe cộng đồng và đề xuất biện pháp quản lý sức khỏe tại cộng đồng.
  • Tổ chức thực hiện công tác chỉ đạo tuyến và các nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu.
  • Tổ chức thực hiện chế độ chức trách chuyên môn theo quy định của Bộ Y tế.
  • Tham gia phân tích, đánh giá, kết luận những vấn đề chuyên môn y tế dự phòng khi có yêu cầu.
  • Tổ chức hướng dẫn và đào tạo, bồi dưỡng về kỹ thuật cho viên chức chuyên môn y tế, học sinh và sinh viên.
  • Chủ trì hoặc thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học.
  • Tốt nghiệp Bác sĩ chuyên khoa cấp I hoặc Thạc sĩ ngành Y học dự phòng trở lên.
  • Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Bác sĩ y học dự phòng (dùng cho các hạng chức danh Bác sĩ y học dự phòng).
  • Hiểu biết quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; nắm được định hướng phát triển chuyên ngành trong nước và trên thế giới.
  • Có năng lực xác định yếu tố tác động của môi trường tự nhiên, xã hội, nghề nghiệp ảnh hưởng đến sức khỏe con người;
  • Có năng lực đề xuất biện pháp can thiệp, lập kế hoạch chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khỏe toàn diện, liên tục cho cá nhân, gia đình, cộng đồng và bảo vệ môi trường;
  • Có năng lực tổ chức thực hiện, đánh giá các nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu, chương trình mục tiêu quốc gia về y tế và quản lý sức khỏe, bệnh nghề nghiệp, phòng chống tai nạn thương tích, xây dựng cộng đồng an toàn;
  • Có năng lực giám sát, đánh giá tác động môi trường và đề xuất giải pháp phòng chống ô nhiễm môi trường;
  • Có năng lực phát hiện sớm ổ dịch bệnh, tham gia phòng chống dịch và phát hiện vấn đề về dinh dưỡng, an toàn thực phẩm trong cộng đồng, đề xuất giải pháp thích hợp;
  • Có năng lực lồng ghép, huy động và phối hợp liên ngành trong thực hiện nhiệm vụ;
  • h) Chủ nhiệm hoặc thư ký hoặc tham gia chính (50% thời gian trở lên) đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trở lên hoặc sáng chế hoặc phát minh khoa học hoặc sáng kiến cải tiến kỹ thuật thuộc lĩnh vực chuyên ngành đã được nghiệm thu đạt;
Bác sĩ y học dự phòng hạng III
  • Thông tin, giáo dục, truyền thông về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe; quản lý sức khỏe và đề xuất biện pháp quản lý sức khỏe tại cộng đồng.
  • Thực hiện công tác chỉ đạo tuyến và các nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu.
  • Thực hiện chế độ chức trách chuyên môn theo quy định của Bộ Y tế
  • Hướng dẫn và đào tạo, bồi dưỡng về kỹ thuật cho viên chức, học sinh và sinh viên thuộc chuyên ngành.
  • Tham gia nghiên cứu khoa học.
  • Tốt nghiệp Bác sĩ nhóm ngành Y học (trừ ngành Y học cổ truyền).
  • Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Bác sĩ y học dự phòng (dùng cho các hạng chức danh Bác sĩ y học dự phòng).
  • Hiểu biết quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
  • Có năng lực xác định yếu tố tác động của môi trường tự nhiên, xã hội, nghề nghiệp ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
  • Có năng lực đề xuất biện pháp xử lý thích hợp, lập kế hoạch chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khỏe toàn diện, liên tục đối với cá nhân, gia đình, cộng đồng và bảo vệ môi trường;
  • Có năng lực tổ chức thực hiện và đánh giá các nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu, chương trình mục tiêu quốc gia về y tế và quản lý sức khỏe, bệnh nghề nghiệp, phòng chống tai nạn thương tích, xây dựng cộng đồng an toàn;
  • Có năng lực phát hiện sớm ổ dịch bệnh, vấn đề về dinh dưỡng, an toàn thực phẩm trong cộng đồng và tham gia phòng chống dịch;
  • Có năng lực tham gia nghiên cứu khoa học.
  • Có kỹ năng trong việc hợp tác và phối hợp có hiệu quả với các ban ngành, đoàn thể, tổ chức quốc tế để thực hiện nhiệm vụ.
  • Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.

Những tố chất cần có để được công nhận Chức danh nghề nghiệp Bác sĩ 

Để đạt chức danh nghề nghiệp Bác sĩ cần có những tố chất nào? Thứ nhất, ngoài tiếp xúc và làm việc với bệnh nhân, phát triển kiến thức – chuyên môn – kỹ năng nghề nghiệp, chức danh này còn đòi hỏi phải sở hữu thể chất tốt. Bởi ngành Y là một lĩnh vực đòi hỏi làm việc với cường độ rất cao, Bác sĩ phải luôn trong tư thế sẵn sàng hành động, tỉnh táo để thực hiện các nhiệm vụ một cách chính xác. Nếu có một cơ thể ốm yếu, thường xuyên đau bệnh liệu có thể mang lại sức khỏe tốt cho người khác? 

Thứ hai, chức danh nghề nghiệp Bác sĩ đòi hỏi có sự can đảm, ổn định được cảm xúc và cần có “thần kinh thép” vững mạnh. Mọi quyết định của họ liên quan đến tính mạng của người khác nên đòi hỏi sự bình tĩnh, dứt khoát và có chính kiến trong mọi trường hợp. Dù bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không được để cảm xúc lan tỏa trí tuệ gây hậu quả nghiêm trọng cho tổ chức, quốc gia. 

Thứ ba, lòng nhân từ là một trong những đức tính quan trọng mà các chức danh nghề nghiệp Bác sĩ phải có. Họ là những người “lo cái lo của người, vui cái vui của người“ để thấu hiểu hoàn cảnh, nỗi đau của bệnh nhân mà tận tình chữa trị. 

“Lương y như từ mẫu” - tố chất quan trọng của những cá nhân được công nhận chức danh nghề nghiệp Bác sĩ
“Lương y như từ mẫu” – tố chất quan trọng của những cá nhân được công nhận chức danh nghề nghiệp Bác sĩ

Cuối cùng, sự kiên trì, cần cù, tỉ mỉ, khéo léo sẽ giúp quá trình học tập, thi cử cũng như làm việc của các Bác sĩ thuận lợi hơn, tăng hiệu quả thành công trong các ca điều trị, từ đó được thăng hạng chức danh nghề nghiệp và xây dựng con đường sự nghiệp phát triển một cách rực rỡ.

Tổng kết

Trên đây là tổng hợp những kiến thức về Phân hạng và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Bác sĩ mà Khắc dấu Hoàng Long chia sẻ, hy vọng có giá trị với bạn đọc. Nếu bạn đang cần các sản phẩm liên quan như: Khắc con dấu bác sĩ, con dấu bệnh viện, con dấu phòng khám, con dấu điều dưỡng, con dấu nha khoa, con dấu nhà thuốc,… hay khắc dấu khắc dấu chức danh nói riêng và các loại con dấu khác nói chung, liên hệ ngay với Khắc dấu Hoàng Long để được tư vấn chu đáo và miễn phí nhé. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0938.10.22.65