Chức danh là gì?Chức vụ là gì?Phân biệt chức vụ và chức danh

Chức danh là gì

Chức danh hay chức vụ là hai thuật ngữ khác nhau nhưng thường song hành cùng nhau, do đó thường rất khó phân biệt và gây nhầm lẫn với nhiều người. Cùng Khắc Dấu Hoàng Long tìm hiểu về Chức danh”, “Chức vụ và đưa ra các ví dụ phân biệt chức danh và chức vụ cụ thể qua bài viết dưới đây bạn nhé!

Chức danh là gì
Chức danh là gì

Chức danh là gì? Chức vụ là gì?

Chức danh là gì?

Khái niệm chức danh là gì? Chức danh tiếng anh là Title, theo wikipedia thì “Chức danh” là sự ghi nhận một vị trí được tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức chính trị… hợp pháp công nhận. Hiểu đơn giản thì chức danh là một bổn phận, vị trí được công nhận bởi một tổ chức hợp pháp (có thể là tổ chức xã hội, công ty, doanh nghiệp và tổ chức chính trị). Chức danh thường thể hiện vai trò, vị trí của cá nhân trong tổ chức nhất định. Một số loại chức danh phổ biến như: Giáo viên, Kỹ sư, Bác sĩ, Giáo sư, Bác sĩ, Dược sĩ, Tiến sĩ, Thạc sĩ, Cử nhân,…

Chức danh bác sĩ trong bệnh viện
Chức danh bác sĩ trong bệnh viện

Chức vụ là gì?

Khái niệm chức vụ là gì? Chức vụ tiếng anh là Position, là sự đảm nhận vị trí, vai trò, địa vị nhất định của một cá nhân trong một tổ chức, doanh nghiệp cụ thể. Để vươn đến chức vụ đó, đòi hỏi cá nhân phải trải qua các quá trình tuyển dụng, đào tạo và được công nhận bởi tổ chức/doanh nghiệp đang hoạt động. Một số chức vụ quen thuộc hay gặp như: Giám đốc, trưởng phòng, phó phòng, hiệu trưởng, hiệu phó,… hay xem thêm ví dụ về các chức vụ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Chân dung các vị đã từng giữ chức vụ Chủ tịch nước Việt Nam

Người có chức vụ rõ ràng trong một tổ chức yêu cầu phải có bằng cấp, chức danh dưới sự quản lý chặt chẽ của tổ chức. Còn người có chức danh chưa chắc đã được nắm giữ chức vụ liên quan, không nhất thiết phải được tổ chức nào quản lý.

Phân biệt chức danh khác với chức vụ

Chức danh và chức vụ khác nhau như thế nào? Chức danh và chức vụ được định nghĩa khá giống nhau, do đó khi đi cùng nhau dễ khiến nhiều người hiểu lầm và sử dụng không đúng. Tuy nhiên, nếu xem xét cặn kẽ từng đặc điểm, chúng ta dễ dàng phân biệt được cách sử dụng và ý nghĩa của 2 thuật ngữ.

Phân biệt chức danh và chức vụ
Phân biệt chức danh và chức vụ

Cùng theo dõi bảng so sánh sau để thấy sự khác nhau giữa chức danh và chức vụ:

Nội dung so sánh Chức danh Chức vụ
Chức năng
  • Người nắm giữ chức danh nào thì thực hiện nhiệm vụ đúng với chức danh đang sở hữu.
  • Người nắm giữ chức vụ trong tổ chức sẽ phải hoàn thành các công việc do tổ chức tuyển dụng, đào tạo và phân công quy định.
  • Người nắm chức vụ càng cao sẽ có một vị trí quan trọng trong tổ chức.
Sự công nhận
  • Chức danh được sự công nhận của xã hội về quá trình phấn đấu mà cá nhân nỗ lực đạt được để có chức danh hiện tại.
  • Tùy theo môi trường học tập, tuyển dụng mà mỗi người sẽ có chức danh khác nhau.
  • Chức vụ ngoài được sự công nhận của xã hội còn phải được tổ chức đang tham gia hoạt động công nhận. 
  • Tổ chức sẽ công nhận về vị trí, quyền hạn, chức năng,… của người nắm giữ chức vụ.
Đơn vị quản lý
  • Người nắm giữ chức danh có thể có đơn vị quản lý hoặc không bắt buộc thuộc tổ chức nào.
  • Người nắm giữ chức vụ bắt buộc phải được một đơn vị, tổ chức quản lý. Đây là cơ sở để ghi nhận chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cá nhân với chức vụ đang nắm.

Có những loại chức danh nào?

Chức danh gồm những loại nào? Tùy vào từng lĩnh vực mà chức danh được phân thành các loại khác nhau, cụ thể:

Chức danh nghề nghiệp

Chức danh nghề nghiệp là gì? Chức danh nghề nghiệp tiếng anh là Career titles hay Job titles, là tên gọi theo trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp. Chức danh nghề nghiệp được quy định rõ ràng tại Khoản 1 – Điều 8 Luật Viên Chức 2010. Thông thường, chức danh nghề nghiệp được sử dụng để các đơn vị quản lý thực hiện công tác tuyển dụng hoặc bố trí nhân lực. Ví dụ: Giáo viên, bác sĩ, dược sĩ, kỹ sư, kiến trúc,…

Với mỗi ngành như y tế, giáo dục, lao động, xây dựng, công nghệ thông tin,… thì tên chức danh nghề nghiệp cũng sẽ khác nhau cụ thể như:

  • Trong giáo dục: Chức danh nghề nghiệp giảng viên, chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, chức danh nghề nghiệp giảng viên,…
  • Trong y tế: Chức danh nghề nghiệp bác sĩ, chức nghề nghiệp y tế, chức danh nghề nghiệp điều dưỡng cao đẳng, chức danh nghề nghiệp dược,…
  • ….

Ngoài ra, với mỗi ngạch viên chức theo từng nghề nghiệp, có cấp bậc, chuyên môn cụ thể sẽ được xếp hạng chức danh nghề nghiệp (Hạng I, II, III, IV, V) và mã số chức danh nghề nghiệp khác nhau, cụ thể như: Mã số nghề nghiệp giáo viên tiểu học:

  • Giáo viên tiểu học hạng III – Mã số V. 07.03.29. 
  • Giáo viên tiểu học hạng II – Mã số V. 07.03.28.
  • Giáo viên tiểu học hạng I – Mã số V. 07.03.27.
  • Mã số chức danh nghề nghiệp bác sĩ:
    • Bác sĩ cao cấp (hạng I), Mã số: V.08.01.01.
    • Bác sĩ chính (hạng II), Mã số: V.08.01.02.
    • Bác sĩ (hạng III), Mã số: V.08.01.03.

Chức danh chuyên môn

Chức danh chuyên môn là gì? Chức danh chuyên môn tiếng anh là Professional titles tên gọi thể hiện trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng nghề nghiệp. Chức danh chuyên môn thể thể hiện mức độ chuyên sâu và uy tín của người đó trong lĩnh vực cụ thể. 

Thực chất đây là hàm cấp chuyên môn nghiệp vụ sau khi được tuyển dụng, được trải qua khóa đào tạo từ tổ chức tương ứng với chức danh chuyên môn mà tổ chức đề ra. Ví dụ khi tìm kiếm chức danh chuyên môn nghiệp vụ trong Công an nhân dân thì sẽ tìm thấy các kết quả về ngạch chức danh Sĩ quan chuyên môn – kỹ thuật – nghiệp vụ.

Chức danh chuyên môn trong hợp đồng lao động thường được sử dụng phổ biến để đánh giá kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của nhân sự. Ví dụ về chức danh chuyên môn trong một lĩnh vực công nghệ thông tin:

  • Chuyên viên An ninh Mạng (Network Security Specialist): Người này chuyên sâu về an ninh mạng và bảo mật thông tin.
  • Chuyên gia Phân tích Dữ liệu (Data Analyst): Người này có kỹ năng phân tích dữ liệu để đưa ra thông tin hữu ích cho quyết định kinh doanh.
  • Quản trị Việc triển khai Hệ thống (System Deployment Manager): Chịu trách nhiệm về triển khai và duy trì hệ thống công nghệ thông tin.
  • Chuyên viên Trải nghiệm Người dùng (User Experience Specialist): Tập trung vào việc tối ưu hóa trải nghiệm người dùng trong thiết kế sản phẩm và dịch vụ.

Chức danh khoa học

Chức danh khoa học là gì? Chức danh khoa học là tên gọi theo thứ tự học hàm – học vị – ngành hoặc chuyên ngành của một người. Các chức danh khoa học gồm 2 loại là chức danh học hàm được Hội đồng Khoa học chuyên ngành các cấp xét duyệt, bỏ phiếu và chức danh học vị được đào tạo tại các trường Đại học, Cao học và thi để được Nhà nước cấp văn bằng. Ví dụ: Giáo sư, Tiến sĩ, phó Giáo sư, Thạc sĩ, Bác sĩ, cử nhân… Theo wikipedia thì Tiến sĩ khoa học là chức danh khoa học cao nhất hay “học vị cao nhất trong hệ thống học vị dành cho những người đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ (x. Luận án) ở một số nước”.

Bên cạnh đó, với các viên chức có chức danh nghề nghiệp thuộc chuyên ngành khoa học công nghệ thường được gọi chung là chức danh nghề nghiệp khoa học công nghệ. Chức danh khoa học của giảng viên hay giáo viên cũng được sử dụng phổ biến trong ngành giáo dục. Ngoài ra, chức danh khoa học còn được dùng để chỉ các viên chức có chức danh nghiên cứu khoa họcchức danh công nghệ. Chức danh khoa học cũng có các mã số, hạng chức danh khoa học khác nhau, ví dụ trong nghiên cứu khoa học gồm:

  • Nghiên cứu viên cao cấp (hạng I) Mã số: V.05.01.01.
  • Nghiên cứu viên chính (hạng II) Mã số: V.05.01.02.
  • Nghiên cứu viên (hạng III) Mã số: V.05.01.03.
  • Trợ lý nghiên cứu (hạng IV) Mã số: V.05.01.04.

Một số loại chức danh khác

  • Chức danh tư pháp: Thường liên quan đến các vị trí trong hệ thống tư pháp, trong đó người đó có trách nhiệm thực hiện và hỗ trợ quy trình pháp lý, một số chức danh tư pháp phổ biến như: Luật sư, Thẩm phán, Thư ký Tòa Án, Chuyên viên Pháp lý doanh nghiệp,…
  • Chức danh công chức cấp xã: là người tham mưu hỗ trợ UBND cấp xã trong việc quản lý công tác nhà nước theo lĩnh vực chuyên môn được giao trên địa bàn cấp xã, không đảm nhận các nhiệm vụ quản lý nhà nước thuộc phạm vi cấp huyện.
  • Chức danh địa chính xã: là chỉ những nhân viên Địa chính, hay còn gọi là công chức Địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường (đối với đơn vị hành chính ở cấp phường, thị trấn) hoặc công chức Địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường (đối với đơn vị hành chính ở cấp xã).

Vai trò của chức danh là gì?

Chức danh có vai trò gì? Chức danh không chỉ đơn thuần là một thuật ngữ chỉ sự ghi nhận vị trí,, mà nó có vai trò và tầm ảnh hưởng quan trọng đối với bản thân mỗi người lao động cũng như tổ chức, doanh nghiệp.

Người lao động có chức danh ngoài nhận được sự đánh giá cao hơn từ lãnh đạo doanh nghiệp, tổ chức thì còn có mức lương đúng với năng lực và chuyên môn đang nắm giữ. Nhân viên có chức danh tạo được độ uy tín nhất định, được người khác tôn trọng hơn khi tiếp xúc. Đây còn là động lực để người lao động cảm thấy mình có giá trị hơn, từ đó thường xuyên trau dồi chuyên môn, học hỏi để khẳng định vị thể đang đảm nhiệm.

Đối với tổ chức và doanh nghiệp, chức danh mang lại một số vai trò nhất định:

  • Chức danh trong doanh nghiệp, tổ chức giúp đơn vị nhìn ra được điểm mạnh – yếu của từng cá nhân, có sự đánh giá khách quan về bộ máy nhân sự của đơn vị. Từ đó phân công công việc đúng lợi thế của nguồn lực, mang lại hiệu quả trong lao động.
  • Chức danh giúp hệ thống lại năng lực người lao động, từ đó bố trí và sử dụng nhân sự theo từng phòng ban phù hợp, từ cấp quản lý đến nhân viên. 
  • Chức danh là cơ sở phân cấp lại chế độ lương bổng, phúc lợi cho tập thể một cách rõ ràng, chính xác và công bằng.

Các thuật ngữ phổ biến liên quan đến chức danh cần biết

Vai trò của chức danh
Vai trò của chức danh

Có những thuật ngữ nào liên quan đến chức danh? Dù làm trong lĩnh vực nào, hay bạn đọc thông tin này với mục đích gì thì việc biết thêm các thuật ngữ liên quan đến chức danh, sẽ giúp bạn có góc nhìn rộng hơn cũng như đọc tiếp các nội dung liên quan phù hợp mà Khắc Dấu Hoàng Long mang đến. Một số cụm từ liên quan đến chức danh phổ biến như: Lương chức danh, ngạch chức danh, dấu chức danh,…

  • Lương chức danh là gì? Lương chức danh là mức lương liên quan đến một chức danh hay vị trí cụ thể trong một tổ chức. Lương chức danh tại Việt Nam thường được xác định dựa trên nhiều yếu tố như trình độ, kinh nghiệm, và cấp bậc chức danh trong tổ chức. Cụ thể, hệ thống lương chức danh thường được thiết lập và quản lý bởi doanh nghiệp hoặc cơ quan quản lý nhân sự. Việc hiểu rõ chức danh cũng như có định hướng nghề nghiệp, lộ trình phát triển và mục tiêu lương chức danh cụ thể bạn sẽ dễ dàng đạt được thành công và biết rõ những khó khăn thử thách nào cần chinh phục.
  • Ngạch chức danh là gì? Ngạch chức danh là hệ thống tổ chức các vị trí công việc và chức vụ thành các nhóm có cấp bậc khác nhau. Mỗi ngạch thường bao gồm nhiều cấp độ, phản ánh sự phân cấp và thăng tiến trong nghề nghiệp. Các ngạch chức danh thường đi kèm với quy định về mức lương, thăng tiến, và quản lý nhân sự, đặc biệt thường áp dụng trong hệ thống quản lý công chức và tổ chức hành chính công.
  • Dấu chức danh là gì? Dấu chức danh là biểu tượng, ký hiệu hoặc huy hiệu trên đồng phục, danh thiếp, hay giấy tờ chứng nhận để thể hiện vị thế, chức vụ, hoặc danh hiệu của người đó trong một tổ chức hay cộng đồng. Được sử dụng để phân biệt cấp bậc, chức vụ trong môi trường công việc hoặc quân sự. Khắc Dấu Hoàng Long hiện đang là đơn vị khắc dấu chức danh uy tín hàng đầu hiện nay, bạn có thể vào thanh menu để tìm kiếm thông tin về các loại con dấu chức danh nếu bạn có nhu cầu làm con dấu tương ứng.

Các chức danh phổ biến hiện nay

Có những chức danh nào phổ biến hiện nay? Tại Việt Nam, cụm từ chức danh và chức vụ thường được hiểu chung hoặc gọi chung. Tùy vào môi trường lĩnh vực cụ thể sẽ có các tên gọi chức danh chức vụ khác nhau. Bạn có thể xem thêm các bài sau:

Chức vụ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Chức vụ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Ngoài ra một số cụm từ chức danh được tìm kiếm phổ biến có thể bạn sẽ quan tâm như:

  • Chức danh COO là gì? Chức danh COO là viết tắt của Chief Operating Officer, hay Giám đốc điều hành. Người giữ chức vụ COO chịu trách nhiệm chủ yếu về các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp, đảm bảo rằng các quy trình diễn ra hiệu quả và hỗ trợ thực hiện chiến lược tổng thể của tổ chức. COO thường là một vị trí quản lý cấp cao trong cơ cấu lãnh đạo của một tổ chức.
  • Chức danh ETO là gì? Chức danh ETO là viết tắt của “Electro-Technical Officer,” có nghĩa là “Chuyên viên Công nghệ Điện” hoặc “Chuyên viên Điện tử kỹ thuật.” Trong ngữ cảnh hàng hải, ETO thường là một thành viên quan trọng trong đội ngũ hành nghề, chịu trách nhiệm về bảo dưỡng, sửa chữa, và vận hành các thiết bị điện tử và hệ thống điện trên tàu. Các nhiệm vụ cụ thể của ETO có thể bao gồm: Quản lý hệ thống điện, máy phát điện, thiết bị liên quan đến điện tử, và đảm bảo an toàn và hiệu suất của các hệ thống này. Ngoài ra, ETO (Engineer-To-Order) là mô hình sản xuất trong đó sản phẩm được thiết kế và sản xuất dựa trên yêu cầu cụ thể của khách hàng, không có hàng tồn kho lớn về sản phẩm đã hoàn thành. Quá trình sản xuất bắt đầu với việc thiết kế và kế hoạch sản xuất theo đặc điểm của mỗi đơn đặt hàng. Mô hình này thường được áp dụng trong những ngành nghề sản xuất sản phẩm độc đáo và không thể tạo ra hàng loạt.
  • Chức danh Senior là gì? “Senior” là một từ tiếng Anh có nghĩa là “cấp cao,” “cấp trưởng,” hoặc “người có kinh nghiệm và chức vụ cao hơn.” Khi được sử dụng trong các chức danh công việc hoặc tình huống như “Senior Engineer,” “Senior Manager,” hoặc “Senior Analyst,” nó thường chỉ định rằng người đó có kinh nghiệm và thường có trách nhiệm lãnh đạo cao hơn so với những người ở cấp độ thấp hơn. Chức danh “Senior” thường được sử dụng để phân biệt giữa các cấp bậc khác nhau trong một tổ chức, thường làm đơn giản hóa quá trình hiểu biết về cấp bậc và chức vụ của một người trong cơ cấu tổ chức.
  • Chức danh Associate là gì? Chức danh “Associate” thường chỉ đến nhân viên ở cấp bậc thấp hơn so với các chức danh quản lý, có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực và ngành nghề khác nhau. Ví dụ, “Associate Manager” có thể là người quản lý ở cấp độ thấp hơn trong tổ chức, trong khi “Sales Associate” thường chỉ đến nhân viên bán hàng trực tiếp với khách hàng.
  • ….

Như đã nói ở trên thì khái niệm về chức danh và chức vụ là gì thường dễ nhầm lẫn, mặc dù đã có một phần phân biệt ở trên, tuy nhiên nếu bạn vẫn chưa rõ cách phân biệt chức danh và chức vụ có thể xem các ví dụ cụ thể tại phần dưới đây.

Các ví dụ phân biệt chức danh và chức vụ phổ biến

Chức danh đi đôi với chức vụ

Chức danh Chức vụ
Công ty cổ phần Chủ tịch hội đồng quản trị.

Tổng giám đốc.

Giám đốc điều hành.

Giám đốc Marketing.

Giám đốc pháp lý.

Giám đốc thương mại.

Giám đốc vận hành.

Giám đốc chi nhánh.

Quản lý/trưởng phòng.

Trưởng nhóm.

Chuyên viên/nhân viên.

Chủ tịch hội đồng quản trị.

Tổng giám đốc.

Giám đốc điều hành.

Giám đốc Marketing.

Giám đốc pháp lý.

Giám đốc thương mại.

Giám đốc vận hành.

Giám đốc chi nhánh.

Quản lý/trưởng phòng.

Trưởng nhóm.

Chuyên viên/nhân viên.

Bệnh viện Chủ tịch Hội đồng quản lý.

Ủy viên Hội đồng quản lý.

Trưởng ban kiểm soát.

Giám đốc bệnh viện.

Phó giám đốc bệnh viện.

Trưởng khoa.

Phó trưởng khoa.

Bác sĩ đa khoa.

Bác sĩ CKI,II,III.

Dược sĩ.

Hộ sinh.

Điều dưỡng.

Kỹ thuật y trưởng.

Chủ tịch Hội đồng quản lý.

Ủy viên Hội đồng quản lý.

Trưởng ban kiểm soát.

Giám đốc bệnh viện.

Phó giám đốc bệnh viện.

Trưởng khoa.

Phó trưởng khoa.

Bác sĩ đa khoa.

Bác sĩ CKI,II,III.

Dược sĩ.

Hộ sinh.

Điều dưỡng.

Kỹ thuật y trưởng

Trường học Giáo viên.

Kế toán.

Văn thư – thủ quỹ.

Y tế học đường.

Hiệu trưởng.

Phó hiệu trưởng.

Tổ trưởng chuyên môn.

Tổ phó chuyên môn.

Giáo viên bộ môn.

Giáo viên chủ nhiệm.

Nhân viên y tế.

Nhân viên văn thư.

Nhân viên thư viện.

Nhân viên y tế.

Quân đội Đại tướng.

Thượng tướng.

Đô đốc Hải quân.

Trung tướng.

Phó Đô đốc Hải quân.

Thiếu tướng.

Chuẩn Đô đốc Hải quân.

Đại tá.

Thượng tá.

Trung tá.

Thiếu tá.

Đại úy.

Thượng úy.

Trung úy.

Thiếu úy.

Đại tướng.

Thượng tướng.

Đô đốc Hải quân.

Trung tướng.

Phó Đô đốc Hải quân.

Thiếu tướng.

Chuẩn Đô đốc Hải quân.

Đại tá.

Thượng tá.

Trung tá.

Thiếu tá.

Đại úy.

Thượng úy.

Trung úy.

Thiếu úy.

Chức danh không đi liền chức vụ

  • Một số lãnh đạo giữ chức danh Thứ trưởng nhưng chức vụ là Cục trưởng.
  • Chức danh Phó Tổng thống Hoa Kỳ nhưng lại giữ chức vụ Chủ tịch thượng viện Hoa Kỳ.
  • Chức danh Tiến sĩ kinh tế nhưng giữ chức vụ Trụ trì một ngôi chùa hoặc Giám mục.
  • Giáo sư, bác sĩ y học nhưng đảm nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ y tế.

Một chức danh nhưng nhiều chức vụ khác nhau

  • Chức danh đảng viên nhưng đảng viên đó có thể giữ chức vụ bí thư chi bộ, phó bí thư chi bộ.
  • Chức danh giáo viên nhưng có thể giữ chức vụ hiệu trưởng, phó hiệu trưởng hoặc trưởng bộ môn.
  • Chức danh Chủ tịch nước Việt Nam giữ chức vụ Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc Phòng và An ninh, chủ tịch Ban Cải Cách Tư Pháp.

Các trường hợp và câu hỏi thắc mắc về chức danh khác

  • Nhân viên là chức danh hay chức vụ?Nhân viên” không phải là chức danh hay chức vụ mà thường được sử dụng để mô tả một thành viên lao động trong tổ chức, không chỉ định chức danh hay chức vụ cụ thể.  Trong thực tế nhân viên gắn với một chức danh hoặc một chức vụ tương ứng ví dụ như: Chức danh “Nhân viên Tài Chính” hay chức vụ “Nhân viên Bán hàng”,…
  • Chuyên viên là chức danh hay chức vụ? Chuyên viên” thường được sử dụng để chỉ đến một chức danh hoặc tên gọi chung cho một vị trí công việc cụ thể trong một tổ chức. Nó thường thể hiện một cấp độ chuyên môn hoặc chuyên sâu trong một lĩnh vực cụ thể. Do đó, trong ngữ cảnh của một tổ chức, “chuyên viên” có thể được coi là một chức danh. Ví dụ, “Chuyên viên Tài chính,” “Chuyên viên Marketing,” hay “Chuyên viên Kỹ thuật” là những ví dụ về cách sử dụng “chuyên viên” để đặt tên cho các chức danh cụ thể trong các lĩnh vực chuyên môn khác nhau.
  • Trưởng phòng là chức danh hay chức vụ? Trưởng phòng” thường được coi là một chức vụ, không phải chức danh. Nó thường chỉ đến một vị trí quản lý ở cấp bậc cao hơn trong cơ cấu tổ chức. “Trưởng phòng” thường có trách nhiệm lãnh đạo và quản lý các hoạt động của một phòng ban, đội ngũ, hay bộ phận cụ thể trong tổ chức. Tuy nhiên, ngôn ngữ và cách sử dụng từ ngữ có thể thay đổi tùy vào tổ chức và ngữ cảnh cụ thể. Trong một số trường hợp, “trưởng phòng” có thể được sử dụng như một cách gọi tên chung cho một nhóm chức danh cấp quản lý.
  • Một số chức danh đi đôi như Tiến sĩ – Bác sĩ sẽ được viết là Tiến sĩ Y Khoa, Thạc sĩ – Kiến trúc sư sẽ được viết là Thạc sĩ kiến trúc. Hoặc người mang nhiều chức danh khoa học sẽ được viết theo cấp bậc cao hơn đến cấp bậc thấp hơn như Phó Giáo sư – cử nhân kinh tế, Giáo sư – tiến sĩ Y khoa,…

Hy vọng với những thông tin về khái niệm, sự so sánh cũng như ví dụ phân biệt chức danh, chức vụ mà Khắc Dấu Hoàng Long chia sẻ, bạn đọc sẽ tránh được sự nhầm lẫn giữa hai thuật ngữ trên.  Là một trong những đơn vị hàng đầu khắc con dấu tại Việt Nam, Khắc Dấu Hoàng Long không chỉ cung cấp sự chuyên nghiệp trong dịch vụ mà còn nỗ lực mang lại những kiến thức sâu – rộng liên quan đến lĩnh vực trên cho khách hàng. Nếu bạn có nhu cầu khắc dấu chức danh hãy liên hệ ngay chung tôi để nhận được tư vấn và hỗ trợ tận tình.

Thông tin liên hệ:

  • Website: https://khacdauhoanglong.com/
  • Hotline: 0938.10.22.65
  • Mail: khaccondauhoanglong@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0938.10.22.65