Quy định cách sử dụng con dấu tròn theo pháp luật mới nhất 2023

Những quy định dành riêng cho dấu tròn doanh nghiệp

Theo quy chuẩn của pháp luật hiện hành, con dấu đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Nó là đại diện về mặt pháp lý của Doanh nghiệp. Con dấu là một trong những thứ có giá trị pháp lý, là căn cứ quan trọng trong các giao dịch dân sự. Doanh nghiệp nào cũng cần phải có một con dấu tròn công ty. Vì thế, việc hiểu rõ quy định cách sử dụng con dấu tròn sẽ giúp cho doanh nghiệp quản lý và sử dụng con dấu hiệu quả và hợp pháp nhất. 

Giá trị pháp lý của con dấu tròn doanh nghiệp

Thông thường nội dung con dấu gồm có tên đầy đủ của doanh nghiệp, mã số thuế, quận huyện nơi doanh nghiệp có trụ sở chính. Những thông tin như vậy có thể kiểm tra được tính pháp lý của doanh nghiệp, công ty có tồn tại thực tế hay là công ty ảo. 

Con dấu còn có ý nghĩa xác nhận giá trị pháp lý của các văn bản, chứng từ liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Việc đóng dấu là yêu cầu bắt buộc đối với hồ sơ, chứng từ của doanh nghiệp khi gửi lên cơ quan nhà nước. Có con dấu trên các văn bản đó xác nhận các thông tin của doanh nghiệp một cách đầy đủ.

Đồng thời cũng thế hiện việc khẳng định ý chí của doanh nghiệp khi đóng dấu lên các chứng từ đó. Ở một số văn bản nội bộ, việc đóng dấu đối với các chứng từ lưu hành nội bộ hoặc một số hợp đồng giao dịch không bắt buộc phải có dấu của công ty.

Tuy nhiên thực tế trong giao dịch thương mại và giao dịch nội bộ cho thấy tất cả các văn bản chứng từ đó đều có dấu đỏ của công ty. Qua đó thể hiện vai trò trách nhiệm pháp lý chắc chắn ràng buộc các bên tham gia giao dịch liên quan đến các chứng từ đó. Việc đóng dấu công ty giúp xác minh được thẩm quyền của người ký hợp đồng. Và đây là một căn cứ quan trọng để xác nhận ý chí của bên giao dịch.

Những quy định dành riêng cho dấu tròn doanh nghiệp

Những quy định dành riêng cho dấu tròn doanh nghiệp
Những quy định cách sử dụng con dấu tròn doanh nghiệp

Theo quy định hiện hành thì con dấu pháp lý hay còn gọi là con dấu tròn, Con dấu này được phát hành theo quy định và sự quản lý của nhà nước. Theo quy định tại Điều 43 Luật doanh nghiệp năm 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành, Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, nội dung và số lượng con dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện. 

Theo quy định tại Nghị định 130/2018/NĐ-CP thì chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác. 

Quy định cách sử dụng con dấu tròn và quản lý con dấu

Nghị định số 99/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về quản lý và sử dụng con dấu: 

“1.1. Việc quản lý và sử dụng con dấu trong công tác văn thư được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu và các quy định của Nghị định này.

1.2. Con dấu của cơ quan, tổ chức phải được giao cho nhân viên văn thư giữ và đóng dấu tại cơ quan, tổ chức. Nhân viên văn thư có trách nhiệm thực hiện những quy định sau:

a) Không giao con dấu cho người khác khi chưa được phép bằng văn bản của người có thẩm quyền.

b) Phải tự tay đóng dấu vào các văn bản, giấy tờ của cơ quan, tổ chức.

c) Chỉ được đóng dấu vào những văn bản, giấy tờ sau khi đã có chữ ký của người có thẩm quyền.

d) Không được đóng dấu khống chỉ.

1.3. Việc sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức và con dấu của văn phòng hay của đơn vị trong cơ quan, tổ chức được quy định như sau:

a) Những văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành phải đóng dấu của cơ quan, tổ chức.

b) Những văn bản do văn phòng hay đơn vị ban hành trong phạm vi quyền hạn được giao phải đóng dấu của văn phòng hay dấu của đơn vị đó.” 

Điểm mới trong quản lý, lưu giữ con dấu của doanh nghiệp: Luật Doanh nghiệp 2020 quy định việc quản lý và lưu giữ dấu doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Thay vì việc quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty như bộ luật trước đó.

Quy định về đóng dấu tròn trong doanh nghiệp

Quy định về cách sử dụng con dấu tròn trong doanh nghiệp
Quy định về cách sử dụng con dấu tròn trong doanh nghiệp

Đóng dấu có chữ ký

  • Khi đóng dấu lên chữ ký thì dấu phải trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái.
  • Dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng mực dấu màu đỏ tươi theo quy định.
  • Đóng dấu vào phụ lục kèm theo: Việc đóng dấu lên các phụ lục kèm theo văn bản chính do người ký văn bản quyết định và dấu được đóng lên trang đầu, trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức (nêu rõ tên cơ quan, tổ chức) hoặc tên của phụ lục.

Đóng dấu giáp lai

Việc đóng dấu giáp lai đối với văn bản, tài liệu chuyên ngành và phụ lục kèm theo: Dấu được đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản, trùm lên một phần các tờ giấy, mỗi dấu không quá 05 trang.

Đóng dấu treo

  • Việc đóng dấu các độ khẩn (KHẨN, THƯỢNG KHẨN, HỎA TỐC, HỎA TỐC HẸN GIỜ) trên văn bản hành chính được thực hiện theo quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 15 Thông tư số 01/2011/TT-BNV.
  • Việc đóng dấu các độ mật (MẬT, TUYỆT MẬT, TỐI MẬT) và dấu thu hồi được khắc sẵn theo quy định tại Mục 2, Thông tư số 12/2002/TT-BCA ngày 13 tháng 9 năm 2002 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 33/2002/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước.
  • Vị trí đóng dấu độ khẩn, dấu độ mật và dấu phạm vi lưu hành (TRẢ LẠI SAU KHI HỌP, XEM XONG TRẢ LẠI, LƯU HÀNH NỘI BỘ) trên văn bản được thực hiện theo quy định tại Điểm c, Khoản 2, Điều 15 Thông tư số 01/2011/TT-BNV.

Dịch vụ khắc dấu tròn doanh nghiệp tại Khắc dấu Hoàng Long

Hy vọng bài viết trên, bạn đã có thể nắm rõ được quy định cách sử dụng con dấu tròn cho doanh nghiệp. Với đội ngũ nhân viên nhiệt tình, năng động cùng cơ sở, máy móc trang thiết bị hiện đại, tân tiến, Khắc dấu Hoàng Long tự hào là cơ sở khắc dấu uy tín, đáng tin cậy trong lĩnh vực khắc dấu, mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng nhất, dịch vụ chuyên nghiệp nhất và giá thành ưu đãi nhất. 

Ngoài ra, quý khách hàng khắc dấu tại Hoàng Long còn được hưởng các dịch vụ như:

+ Tư vấn miễn phí về thủ tục làm con dấu doanh nghiệp.

+ Tư vấn về mẫu mã, kiểu dáng và chất liệu con dấu.

+ Nhận hoàn thành mọi thủ tục đăng ký con dấu doanh nghiệp tại các cơ quan hành chính.

+ Giao hàng, ship COD tận nơi trên Toàn Quốc.

Tuy nhiên khắc dấu công ty bao nhiêu tiền thì trên thị trường khắc dấu mỗi cơ sở làm dấu giá cả và chất lượng sản phẩm lại khác nhau, quý doanh nghiệp cần tìm địa chỉ uy tín để làm tránh mua phải con dấu giả trôi nổi. Hãy liên hệ ngay khacdauhoanglong.com để được tư vấn chi tiết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0977.010.608