Từ lâu, Job title là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong các tổ chức sự nghiệp công lập cũng như tư nhân. Tuy nhiên Job title là gì, có ý nghĩa và vai trò như thế nào đối với mỗi cá nhân, tổ chức vẫn thường bị nhầm lẫn hoặc chưa hiểu rõ. Nếu bạn đang cần tìm hiểu về Job title và tất tần tật thông tin liên quan job title, bài viết này chắc chắn sẽ hữu ích. Hãy cùng Khắc Dấu Hoàng Long khám phá ngay nhé!
Job title là gì?
Job title nghĩa là gì? Job title không được giải nghĩa rõ ràng trong tiếng Việt, tuy nhiên nó được hiểu ngầm là chức danh. Đây là một thuật ngữ được hiểu khái quát là bổn phận và sự ghi nhận một vị trí nào đó được tập thể, tổ chức xã hội, tổ chức chính trị, công ty, doanh nghiệp,… hợp pháp công nhận.
Khác với Job position thường chỉ đến vị trí công việc, thì Job title cung cấp cái nhìn tổng quan về công việc của một người, giúp các tổ chức phân loại vị trí, cấp độ kinh nghiệm và nhiệm vụ của nguồn nhân sự. Trong đơn vị doanh nghiệp, tổ chức, Job title thường biểu thị mức độ thâm niên và sự đóng góp của một người trong công việc. Ngoài ra, nó còn giúp làm rõ trách nhiệm của mỗi người khi cần giao việc hoặc truy cứu.
Các loại Job title phổ biến hiện nay
Job title – Chức danh bao gồm những loại nào? Job title – Chức danh thường do các đơn vị trực tiếp quản lý quy định để phù hợp với ngành nghề cũng như bộ máy tổ chức. Có nhiều cách phân loại “Job title”, dưới đây là 2 loại thường được nhà tuyển dụng sử dụng phổ biến:
- Thứ nhất, cấp bậc đi kèm với lĩnh vực mà ứng viên sẽ đảm nhận. Với Job title này, ứng liên sẽ biết được địa vị của họ khi vào làm việc trong doanh nghiệp. Ví dụ: Kế toán trưởng, Trưởng phòng Marketing, Giám sát bán hàng,…
- Thứ hai, đưa ra công việc cụ thể tương ứng với tên vị trí mà ứng viên đảm nhận. Cách đặt Job title này gợi ý công việc chi tiết cho từng ứng viên nhằm giúp họ biết được doanh nghiệp cần họ làm gì, có phù hợp với yêu cầu công việc hay không. Ví dụ: Người viết nội dung, Nhà nghiên cứu thị trường, Nhà sáng tạo nội dung,…
Tầm quan trọng của Job title trong công việc
Job title – Chức danh có quan trọng trong công việc hay không? Job title – Chức danh thật sự có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi cá nhân, tổ chức. Nó không chỉ đơn giản là danh xưng thể hiện vai trò của mỗi người trong đơn vị mình công tác, mà hơn hết nó định hình được con đường sự nghiệp (Career Path), địa vị xã hội cũng như thể hiện sự phát triển của xã hội.
Đối với các tổ chức, Job title” – Chức danh có một số vai trò sau:
- Giúp nhà tuyển dụng xác định mức lương, phụ cấp cho nhân viên dựa vào công việc và mức độ thâm niên của họ. Từ đó khái quát về mức lương cụ thể cho từng vị trí, dự trù khoản chi lương cho toàn đơn vị.
- Chức danh công việc giúp tự động hóa quá trình tuyển dụng nhờ sàng lọc ứng viên thông qua vị trí muốn ứng tuyển.
- Giúp các tổ chức, doanh nghiệp lập kế hoạch phát triển nhân viên để giữ chân nhân viên lâu dài với đơn vị của mình. Đồng thời việc có chính sách thăng tiến dựa trên chức danh công việc là một trong những điểm thu hút nhân sự giỏi đến ứng tuyển.
Đối với cá nhân, Job title” – Chức danh thật sự có nhiều ý nghĩa quan trọng:
- Phản ánh sự thăng tiến trong con đường sự nghiệp của mỗi người thông qua chức danh mà người đó đạt được. Job title – Chức danh quá khứ và hiện tại thể hiện sự nỗ lực, cố gắng cũng như năng lực của các cá nhân trong quá trình lao động.
- Job title” – Chức danh quyết định mức lương hiện tại của bạn trong tổ chức. Đồng thời quyết định sự uy tín, trách nhiệm và quyền hạn chuyên môn của mỗi người tùy thuộc vào chức danh đảm nhiệm.
- Job title” – Chức danh thể hiện địa vị của mỗi cá nhân trong xã hội đi kèm nhiều nghĩa vụ cũng như quyền lợi “cao cấp”.
Job title thay đổi thế nào theo thời gian và ví dụ
Sự thay đổi của Job title trong tổ chức
Job title – Chức danh của một người hoạt động trong tổ chức, doanh nghiệp sẽ được thay đổi như thế nào? Job title – Chức danh không phải tự nhiên được cấp phép mà phải trải qua quá trình nhìn nhận, thăng hạng, thi cử hoặc được bầu chọn. Để được thăng hạng chức danh trong sự nghiệp, đòi hỏi cá nhân phải có sự thay đổi về một số mặt:
- Thay đổi về nghiệp vụ, kỹ năng: Để đạt được một chức danh cao hơn chức danh cũ, đòi hỏi cá nhân ngoài việc tích lũy những kinh nghiệm cũ, phải nâng cao các kiến thức, kỹ năng mới về chuyên môn để có thể xứng đáng nắm giữ chức danh được nâng cấp.
- Thay đổi trách nhiệm: Mỗi chức danh đòi hỏi nghĩa vụ, trách nhiệm khác nhau. Vì vậy khi sở hữu chức danh mới cao hơn đồng nghĩa với trách nhiệm cũng “nặng nề” và khó khăn hơn rất nhiều.
- Thay đổi cấp bậc: Mỗi tổ chức sẽ có một hệ thống cấu trúc phân cấp để nhân sự của mình có động lực vươn lên, mở ra cơ hội thăng tiến trong con đường phát triển sự nghiệp. Khi cấp bậc được thay đổi, chức danh nâng cao thì không chỉ tăng về lương bổng mà quyền lợi cũng được nhân theo tỷ lệ thuận.
Ví dụ về sự thay đổi Job title
Một số ví dụ về sự thay đổi Job title – Chức danh trong con đường sự nghiệp của một số ngành nghề:
- Nếu bạn đang làm trong ngành Giáo dục: Giáo viên -> Tổ trưởng chuyên môn -> Phó Hiệu trưởng -> Hiệu trưởng.
- Nếu bạn đang làm trong ngành Truyền thông: Trợ lý Quan hệ công chúng -> Đại diện Quan hệ công chúng -> Trợ lý Giám đốc Quan hệ công chúng -> Giám đốc Truyền thông.
- Nếu bạn đang làm trong ngành Dịch vụ khách hàng: Đại diện dịch vụ khách hàng -> Nhân viên bán hàng nội bộ -> Nhân viên bán hàng bên ngoài -> Nhân viên bán hàng khách hàng cấp cao -> Giám đốc bán hàng khu vực.
- Nếu bạn đang làm ngành Biên tập: Trợ lý biên tập -> Phó biên tập -> Biên tập -> Biên tập cấp cao -> Giám đốc Biên tập.
- Nếu bạn đang làm trong ngành Nhân sự: Trợ lý nhân sự -> Trợ lý phúc lợi -> Chuyên gia phúc lợi -> Trợ lý Giám đốc nhân sự -> Giám đốc nhân sự.
Job title trong một số ngành nghề
Dưới đây là Bảng danh sách mẫu các Job title – Chức danh công việc theo chức năng và ngành nghề phổ biến trong xã hội. Theo dõi để biết thêm thông tin.
STT | Vị trí, chức năng, ngành nghề | Job title – Chức danh cụ thể |
1 | Tài chính |
|
2 | Nhân sự |
|
Công nghệ thông tin |
|
|
Dịch vụ khách hàng |
|
|
Lãnh đạo |
|
|
Kỹ thuật |
|
|
Khoa học |
|
|
Bán hàng |
|
|
Tiếp thị |
|
Job title được phân theo cấp bậc trong tổ chức
Job title trong công ty
Tùy theo mỗi công ty, các Job title – chức danh sẽ được cụ thể hóa dựa vào công việc hoặc sự phân cấp mà người đứng đầu mong muốn để đạt hiệu quả trong việc quản lý. Tuy nhiên, nhìn chung các chức danh hay các chức vụ trong công ty thường bao gồm đội ngũ quản lý cấp cao và đội ngũ nhân viên, cụ thể:
- Đội ngũ quản trị viên cấp cao là những cá nhân quan trọng, có tầm ảnh hưởng nhất trong công ty. Họ là những người có nhiều kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn cũng như lãnh đạo. Đội ngũ này thường tập hợp các chức danh:
- Chức danh có vị trí cao nhất là Chủ tịch.
- Giám đốc/Tổng giám đốc điều hành cấp cao có quyền quyết định tất cả mọi hoạt động trong doanh nghiệp. Tùy theo quy mô của doanh nghiệp mà chức danh này có các quyền hạn khác nhau.
- Các chức danh giám đốc: Giám đốc tài chính, Giám đốc Marketing, Giám đốc pháp chế, Giám đốc vận hành, Giám đốc sản xuất, Giám đốc nhân sự, Giám đốc thông tin là bộ phận các chức danh Giám đốc có vai trò điều hành và chịu trách nhiệm chính cho từng mảng họ quản lý.
- Đội ngũ quản trị viên trung gian có nhiệm vụ đưa ra các quyết định chiến lược, chiến thuật và kế hoạch của phòng ban mình quản lý, phối hợp công việc một cách khoa học mang lại hiệu quả. Chức danh của đội ngũ này là: Trưởng phòng, Phó phòng,…
- Đội ngũ quản trị viên cấp cơ sở là những người chỉ đạo và hướng dẫn chính cho nhân viên thực hiện nhiệm vụ trong sản xuất kinh doanh cụ thể hàng ngày, đáp ứng đúng mục tiêu chung. Các chức danh thông thường của đội ngũ này là: Tổ trưởng, Đốc công, Trưởng ca, Người giám sát…
- Đội ngũ nhân viên là lực lượng giữ vai trò nòng cốt trong quá trình phát triển của công ty, thực hiện các công việc hàng ngày của công ty. Đội ngũ này thường mang các chức danh: Nhân viên, Thực tập viên, Cộng sự,…
Job title trong Bộ phận Bếp của Nhà hàng
Bếp là một bộ phận không thể thiếu của các Nhà hàng phục vụ ăn uống, Job title ở đây cũng được phân cấp khá rõ ràng để tiện cho việc phân công nhiệm vụ cho từng cá nhân. Tùy vào quy mô hoạt động mà có các chức danh sau:
- Trưởng bộ phận điều hành: có nhiệm vụ quản lý, điều hành chung tất cả các công việc liên quan đến bếp.
- Trợ lý bộ phận điều hành: hỗ trợ Bếp trưởng điều hành các công việc liên quan trong phạm vi quyền hạn của Trưởng bộ phận điều hành.
- Bếp trưởng: có nhiệm giám sát, chỉ đạo hoạt động của một nhóm các đầu bếp. Trực tiếp soạn thực đơn, nấu món chính, sáng tạo món mới.
- Bếp phó: hỗ trợ Bếp trưởng trong mọi nhiệm vụ của Bếp trưởng.
- Bếp trưởng bếp bánh: chịu trách nhiệm các hoạt động liên quan đến bếp bánh, báo cáo trực tiếp cho Trưởng bộ phận điều hành khi có vấn đề xảy ra.
- Đầu bếp chuyên phụ trách một bộ phận: là vị trí công việc được phân công theo quy định, phụ trách 1 phần công việc như chế biến món lạnh, phụ trách món Âu, phụ trách món Á,…
- Nhóm trưởng tổ bếp: chịu trách nhiệm giám sát về nhân sự và hiệu quả hoạt động tại khu vực được phân công sơ chế, nấu, trình bày,…
- Tổ phó tổ bếp: hỗ trợ và chịu sự quản lý, chỉ đạo của Trưởng tổ bếp.
- Nhân viên bếp: Thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến hoạt động bếp, chịu sự giám sát, quản lý của Nhóm trưởng tổ bếp, Tổ phó tổ bếp theo sự phân công của cấp trên.
- Phụ bếp: hoạt động như nhân viên bếp nhưng thường là những người mới vào nghề, chưa có kinh nghiệm.
- Trưởng tạp vụ bếp: chịu trách nhiệm vệ sinh cho các khu vực liên quan đến bếp, đảm bảo sự an toàn cho các nhân viên bếp hoạt động.
- Trợ lý tạp vụ bếp: chịu trách nhiệm trực tiếp, được chỉ đạo và điều hành dưới sự chỉ đạo của Trưởng tạp vụ bếp.
- Tổ trưởng tổ tạp vụ: chịu trách nhiệm giám sát vệ sinh khu vực, phân công công việc cho nhân viên tạp vụ trong tổ.
- Nhân viên tạp vụ: trực tiếp thực hiện các công việc vệ sinh tại khu vực được phân công.
Những lưu ý và cách đặt Job title hay dành cho nhà tuyển dụng
Cách đặt Job title thu hút ứng viên? Job title được xem là một yếu tố quan trọng góp phần mang lại hiệu quả cao trong công tác tuyển dụng. Do đó, doanh nghiệp – tổ chức phải đặt ra những Job title hấp dẫn nhằm thu hút ứng viên hướng về vị trí mà công ty đang thiếu. Một vài bí thuật khi đặt Job title mà nhà tuyển dụng nên dùng:
- Sử dụng Job title chính xác, dễ hiểu, phổ biến và thông dụng trước khi hay và sáng tạo.
- Đặt Job title phù hợp với vị trí tuyển dụng cụ thể, thể hiện rõ trách nhiệm, yêu cầu công việc.
- Sử dụng những từ ngữ tích cực như “đầy thử thách”, “phát triển nghề nghiệp”, “độc đáo”, “cơ hội thăng tiến”,… để tạo sự chú ý và thuyết phục ứng viên.
- Chỉ nên sử dụng Job title tiếng Anh cho những chức danh chuyên ngành hoặc vị trí công việc trước giờ hay dùng ngôn ngữ này, không nên lạm dụng. Còn lại nên sử dụng tiếng Việt cho các công ty, doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam.
- Mỗi lĩnh vực khác nhau, Job title sẽ được viết khác nhau tùy vào đặc thù của từng vị trí thì cơ hội thu hút ứng viên cao và hiệu quả. Ví dụ:
- Lĩnh vực giáo dục: Job title phải thể hiện nhiệm vụ giảng dạy và trách nhiệm như Giáo viên Tiếng Anh, Giáo viên mầm non, Giảng viên Đại học,…
- Lĩnh vực tài chính: Job title phải thể hiện sự chuyên nghiệm, khả năng quản lý tài chính như Kế toán trưởng, Chuyên viên phân tích tài chính,…
- Lĩnh vực khoa học và công nghệ: Job title phải thể hiện được sự chuyên môn và sự nghiên cứu trong công việc của nhân viên như Kỹ sư phần mềm, Chuyên gia phân tích dữ liệu,…
Lưu ý nào dành cho nhà tuyển dụng khi đặt Job title? Khi đặt Job title cần bỏ túi một số lưu ý sau:
- Đảm bảo được tính thẩm mỹ, tầm quan trọng của vị trí công việc mà nhà tuyển dụng muốn gửi gắm đến ứng viên của mình. Ví dụ: Dùng ngôn ngữ Tiếng Việt khi tuyển dụng tại các công ty Việt Nam, viết hoa chữ cái đầu tiên của Job title như Trưởng Phòng Nhân Sự thay vì trưởng phòng nhân sự, Nhà Sáng Tạo Nội Dung thay vì nhà sáng tạo nội dung,…
- Thể hiện yêu cầu kinh nghiệm, vị trí để sàng lọc ngay ứng viên ở vòng loại cũng như giúp họ tự xem lại mức độ của bản thân có phù hợp với công việc hay không. Ví dụ: Lễ Tân – 1 năm kinh nghiệm, Kế Toán Trưởng – 3 năm kinh nghiệm – TP. HCM,…
- Thể hiện mức độ cấp thiết của vị trí công việc đang tuyển dụng. Ví dụ: Kế toán – Tuyển gấp – Số lượng lớn, Nhân viên tạp vụ – Tuyển gấp – 1 năm kinh nghiệm,…
- Không trình bày ngôn ngữ thiếu nhất quán vừa tạo cảm giác khó chịu cho ứng viên, vừa thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp của doanh nghiệp – tổ chức. Ví dụ: Phần tuyển dụng phía trên ghi tuyển dụng vị trí Kỹ sư – 4 năm kinh nghiệm nhưng nội dung trình bày phía dưới lại thể hiện “không có kinh nghiệm được đào tạo”.
- Lược bỏ những từ ngữ dư thừa, không cần thiết như tuyển dụng, làm việc tại,… hoặc trình bày nội dung quá dài dòng.
- Job title phải chính xác, tuy nhiên không nên quá đề cao mà bỏ qua các phần quan trọng như mô tả công việc, yêu cầu. mức lương, quyền lợi của ứng viên khi tham gia làm việc tại vị trí tuyển dụng.
Cách sử dụng Job title cho người tìm việc làm
Người tìm việc làm sử dụng Job title để làm gì? Đối với những người đang cần tìm việc làm, Job title sẽ vô cùng hữu ích nếu bạn biết cách sử dụng đúng. Người tìm việc làm có thể sử dụng Job title như một từ khóa tìm kiếm các thông tin tuyển dụng một cách có chủ đích. Nó như một “keyword” giúp bạn khoanh vùng nhóm việc làm cần tìm kiếm, tránh sự lan man sang các ngành nghề khác. Đồng thời, khi sử dụng Job title chính xác, rõ ràng, cơ hội tìm được vị trí việc làm đúng chuẩn dễ dàng mở ra, tiết kiệm thời gian – công sức – tiền bạc.
Ngoài công dụng trên, Job title sử dụng trong CV (Curriculum Vitae) còn giúp bạn mô tả rõ vị trí công việc đã từng đảm nhận một cách đầy đủ và dễ hiểu, từ đó nhà tuyển dụng nắm được tổng quan về lĩnh vực, năng lực, kinh nghiệm,… của bạn để xem xét bạn có phù hợp với công việc của doanh nghiệp – công ty – tổ chức hay không.
Trên đây là những tổng hợp của Khắc Dấu Hoàng Long về Job title và những thông tin liên quan, hy vọng hữu ích với quý bạn đọc. Bên cạnh đó, Khắc Dấu Hoàng Long là đơn vị khắc con dấu uy tín chuyên nghiệp giá rẻ giao ngay. Nếu bạn có nhu cầu khắc dấu chức danh hay các loại con dấu theo yêu cầu liên hệ ngay chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn hoàn toàn miễn phí. Ngoài ra, bạn có thể lưu ngay website để đón đọc các bài viết mới nhất hữu ích cho doanh nghiệp.
Thông tin liên hệ:
- Website: https://khacdauhoanglong.com/
- Hotline: 0977.010.608
- Mail: khaccondauhoanglong@gmail.com