Học hàm là gì Học vị là gì? Phân biệt học hàm và học vị chi tiết

Phân biệt chức danh học hàm học vị

Học hàm, học vị là hai chức danh khoa học được sử dụng thường xuyên và phổ biến trong lĩnh vực giáo dục. Tuy nhiên không phải ai cũng phân biệt và sử dụng chính xác, từ đó vô tình gây ra sự thiếu tôn trọng cho chức danh được công nhận. Cùng Khắc Dấu Hoàng Long tìm hiểu bài viết học hàm là gì? Học vị là gì? Phân biệt học hàm và học vị chi tiết để biết cách dùng đúng nhé!

Học hàm là gì? Những thông tin liên quan đến học hàm

Học hàm là gì?

Học hàm được định nghĩa ra sao? Học hàm (tiếng Anh: “Academic rank”) được cấp cho người có năng lực, là một chức danh thuộc cấp bậc trong hệ thống giáo dục, chỉ áp dụng cho các cá nhân đã làm việc trong các cơ quan, tổ chức nhà nước trên nhiều lĩnh vực. Người nhận học hàm phải có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, đã hoạt động nghiên cứu và công bố các báo cáo khoa học thì mới được xét duyệt và công nhận. Vì vậy học hàm là chức danh rất khó đạt được. Tại Việt Nam, hệ thống phân cấp học hàm được phân thành Giáo sư và Phó giáo sư.

Lễ công bố quyết định bổ nhiệm Phó Giáo Sư tại Viện khoa học Thuỷ Lợi Việt Nam
Lễ công bố quyết định bổ nhiệm Phó Giáo Sư tại Viện khoa học Thuỷ Lợi Việt Nam

Vai trò của học hàm

Học hàm có vai trò gì? Tại Việt Nam, Giáo sưPhó giáo sư là hai chức danh khoa học cao nhất trong hệ thống giáo dục, thể hiện trình độ, năng lực cũng như sự đóng góp của các cá nhân trong sự nghiệp nghiên cứu, xây dựng và phát triển chuyên ngành mà họ đang đảm nhiệm. Đồng thời, nó còn cơ sở xác định được những nhiệm vụ, trách nhiệm cũng như quyền lợi, quyền hạn trong chuyên môn, điều hướng công việc trở nên tích cực, đúng với chính sách, chủ trương mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.

Các cấp học hàm và yêu cầu

STT Nội dung Giáo sư Phó Giáo sư
1 Khái niệm
  • Giáo sư (tiếng Anh: “Professor”) là một học hàm, chức danh hoặc chức vụ khoa học dành cho các cán bộ giảng dạy cao cấp ở các bộ môn thuộc trường đại học hoặc viện nghiên cứu, được nhà nước Việt Nam phong tặng vì đáp ứng đủ các tiêu chí do luật định trong các hoạt động (lĩnh vực) đào tạo và nghiên cứu khoa học.
  • Phó Giáo sư (tiếng Anh: “Associate professor”) là một chức danh khoa học dành cho người nghiên cứu và giảng dạy bậc đại học, sau đại học nhưng ở cấp thấp hơn Giáo sư (professor). Đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX, Phó Giáo sư còn được gọi là “Giáo sư cấp I”. 
2 Cấp độ
  • Chức danh Giáo sư là chức vụ cao nhất trong đội ngũ cán bộ giảng dạy.
  • Chức danh Phó Giáo sư thấp hơn một bậc so với chức danh Giáo sư.
3 Thời gian làm nhiệm vụ đào tạo từ trình độ đại học trở lên
  • Được bổ nhiệm chức danh Phó giáo sư ≥ 3 năm.
  • Đã chủ trì hoặc tham gia phát triển chương trình đào tạo từ trình độ Đại học trở lên hoặc nhiệm vụ khoa học và công nghệ được cấp có thẩm quyền thẩm định và đưa vào sử dụng.
  • Có bằng Tiến sĩ đủ 3 năm trở lên.
  • Có ít nhất 6 năm, trong đó 3 năm cuối liên tục tham gia đào tạo, bồi dưỡng từ trình độ Đại học trở lên đến ngày hết hạn nộp hồ sơ.
4 Công bố kết quả nghiên cứu khoa học
  • Là tác giả chính đã công bố được ít nhất 5 công trình khoa học (CTKH). 
  • Biên soạn sách phục vụ đào tạo từ trình độ Đại học trở lên phù hợp với chuyên ngành.
  • Là tác giả chính đã công bố được ít nhất 3 công trình khoa học.
5 Nhiệm vụ khoa học và công nghệ
  • Chủ trì thực hiện ít nhất 2 nghiên cứu khoa học và công nghệ (NCKH&CN) cấp Bộ hoặc 1 NCKH&CN cấp quốc gia đã nghiệm thu kết quả từ đạt yêu cầu trở lên.
  • Chủ trì thực hiện ít nhất 2 NCKH&CN cấp cơ sở hoặc 1 NCKH&CN cấp Bộ đã nghiệm thu kết quả từ đạt yêu cầu trở lên.
6 Tiêu chuẩn hướng dẫn nghiên cứu sinh và học viên cao học
  • Hướng dẫn chính ít nhất 2 nghiên cứu sinh được cấp bằng Tiến sĩ theo quy định.
  • Có thể sử dụng 3 CTKH thay thế cho 1 nghiên cứu sinh.
  • Hướng dẫn ít nhất 2 học viên được cấp bằng Thạc sĩ hoặc hướng dẫn chính hoặc phụ cho 1 nghiên cứu sinh được cấp bằng Tiến sĩ.
  • Có thể sử dụng 1 CTKH thay thế cho 1 học viên còn thiếu.
7 Bài báo khoa học
  • Được công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế có uy tín từ sau khi được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Phó giáo sư.
  • Được công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế có uy tín từ sau khi ứng viên bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ.
8 Tổng số điểm CTKH quy đổi tối thiểu Có ít nhất 20,0 điểm CTKH quy đổi, trong đó:

  • Có ít nhất 5,0 điểm thực hiện trong 03 năm cuối tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ.
  • Ứng viên lĩnh vực khoa học tự nhiên, công nghệ phải có ít nhất 12,0 điểm CTKH.
  • Ứng viên lĩnh vực khoa học xã hội & nhân văn, nghệ thuật, thể dục thể thao phải có ít nhất 8,0 điểm CTKH. 
  • Ứng viên lĩnh vực khoa học tự nhiên, công nghệ, sức khỏe phải có ít nhất 3,0 điểm CTKH từ việc biên soạn sách phục vụ ĐT, trong đó có ít nhất 1,5 điểm tính từ biên soạn giáo trình hoặc (và) sách chuyên khảo. 
  • Ứng viên lĩnh vực khoa học xã hội & nhân văn, nghệ thuật, thể dục thể thao có ít nhất 5,0 điểm CTKH từ việc biên soạn sách phục vụ đào tạo, trong đó có ít nhất 2,5 điểm tính từ biên soạn giáo trình hoặc (và) sách chuyên khảo. – Không đủ số điểm quy định trên thì được thay thế bằng điểm quy đổi từ các CTKH. 
Có ít nhất 10,0 điểm CTKH quy đổi, trong đó:

  • Có ít nhất 2,5 điểm thực hiện trong 03 năm cuối tính đến ngày hết hạn nộp HS.
  • Ứng viên thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, công nghệ phải có ít nhất 6,0 điểm CTKH. 
  • Ứng viên lĩnh vực khoa học xã hội & nhân văn, nghệ thuật, thể dục thể thao phải có ít nhất 4,0 điểm.

Để đạt được học hàm Giáo sư hoặc Phó giáo sư, cần đáp ứng các yêu cầu nào? Học hàm là một trong các chức danh cao nhất trong hệ thống giáo dục, các cá nhân muốn được xét duyệt cần phải đáp ứng đủ các tiêu chí sau:

  • Có học vị Tiến sĩ trở lên.
  • Hoàn thành chương trình nghiên cứu khoa học bậc cao.
  • Đáp ứng đủ số giờ giảng dạy Đại học và sau Đại học, số giờ nghiên cứu, số lượng sách và bài báo chuyên ngành phát hành.
  • Nghiên cứu và công bố nghiên cứu khoa học, tham gia các dự án nghiên cứu đúng lĩnh vực mang lại ý nghĩa cho cộng đồng.
  • Được chuyên gia đầu ngành đánh giá chuyên môn đủ tiêu chuẩn.
  • Có sự đóng góp to lớn cho nền tri thức thông qua chia sẻ kiến thức – kỹ năng – kinh nghiệm chuyên môn; tham gia các hoạt động xã hội.

Học vị là gì? Những thông tin liên quan đến học vị

Học vị là gì?

Học vị là gì? Học vị (tiếng Anh: “Degree”) là văn bằng do một cơ sở giáo dục hợp pháp trong nước trao tặng, với mục đích xác nhận cá nhân đó đã hoàn thành chương trình do cơ sở tổ chức. Để đạt được học vị, người học phải trải qua quá trình học tập, nghiên cứu đề tài thuộc lĩnh vực đang theo học, viết luận án, báo cáo nghiên cứu, bảo vệ luận án trước một Hội đồng thẩm định và được thông qua.

Học vị Kỹ sư Công nghệ cơ khí
Học vị Kỹ sư Công nghệ cơ khí

Vai trò của học vị

Học vị có vai trò gì đối với cá nhân và hệ thống giáo dục? Học vị là một khái niệm được dùng trong phân cấp giáo dục, giúp đánh giá và phân cấp trình độ của một cá nhân trong các hoạt động giảng dạy, nghiên cứu. Chính vì vậy mà học vị có ý nghĩa không chỉ đối với cá nhân mà còn cho toàn hệ thống giáo dục.

Đối với bản thân người mang học vị, nó thể hiện trình độ học thức của cá nhân, công nhận năng lực và quá trình học tập của người thực hiện. Người có học vị cao chứng tỏ đã nghiên cứu nhiều đề tài khoa học, có chuyên môn vững chắc và cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp rất lớn.

Không chỉ vậy, học vị là cơ sở giúp cho các đơn vị xây dựng hệ thống cấp độ đào tạo đúng với chuyên môn trong hoạt động dạy học và nghiên cứu. Giúp tổ chức phân loại trình độ và nghiên cứu của từng cá nhân trong hệ thống giáo dục.

Các cấp học vị và yêu cầu

Học vị được phân chia theo các cấp nào và yêu cầu ra sao? Có khá nhiều cấp học vị, mỗi cấp đòi hỏi các yêu cầu khác nhau. Tại hệ thống giáo dục Việt Nam, học vị được phân thành các cấp phổ biến sau:

STT Cấp học vị Thời gian Yêu cầu cụ thể Ví dụ 
1 Cử nhân, Kỹ sư, Bác sĩ, Dược sĩ 3 – 4 – 5 năm Hoàn thành chương trình học theo quy định, vượt qua tất cả các môn học, có chứng chỉ Tin học và Tiếng Anh đối với các chuyên ngành không liên quan.
  • Cử nhân: Tốt nghiệp Đại học các khối ngành Văn hóa, Xã hội: Cử nhân khoa học xã hội, Cử nhân quản trị kinh doanh, Cử nhân kế toán, Cử nhân quản trị và chính sách công, Cử nhân thương mại và quản trị.
  • Bác sĩ, Dược sĩ: Tốt nghiệp Đại học các khối ngành Y tế.
  • Kỹ sư: Tốt nghiệp Đại học các ngối ngành Kỹ thuật.
2 Thạc sĩ, tương đương Bác sĩ chuyên khoa I trong ngành Y. 1 – 2 năm Phải có bằng cử nhân hoặc tương đương. Để đạt được chức danh Thạc sĩ phải hoàn thành khóa học và luận văn.
  • Thạc sĩ kinh tế học.
  • Thạc sĩ tài chính học.
  • Thạc sĩ quản trị kinh doanh.
  • Thạc sĩ khoa học tự nhiên.
  • Thạc sĩ kế toán.
  • Thạc sĩ quản trị dự án.
  • Bác sĩ chuyên khoa I.
  • Bác sĩ nội trú.
3 Tiến sĩ, tương đương Bác sĩ chuyên khoa II trong ngành Y 3 – 6 năm Phải có bằng Thạc sĩ hoặc tương đương. Để đạt được chức danh Tiến sĩ phải hoàn thành khóa học, nghiên cứu độc lập đề tài và viết luận án.
  • Tiến sĩ y khoa.
  • Tiến sĩ các ngành khoa học.
  • Tiến sĩ quản trị kinh doanh.
  • Bác sĩ chuyên khoa II.
  • Nghiên cứu sinh.
4 Tiến sĩ chuyên ngành, Tiến sĩ liên ngành Tiến sĩ chuyên ngành, Tiến sĩ liên ngành  là học vị sau Tiến sĩ, chỉ dành cho những cá nhân có học vị Tiến sĩ có nhiều đóng góp xuất sắc cho nghiên cứu khoa học, có bài luận mang giá trị quốc tế. 

Các chương trình đào tạo cấp học vị này thường tập trung vào kiến thức thực tế, người học phải nghiên cứu dự án khoa học.

  • Tiến sĩ khoa học dành cho các ngành Công nghệ, Khoa học.
  • Tiến sĩ kinh doanh dành cho các ngành liên quan đến Kinh tế.
  • Tiến sĩ y khoa liên quan đến ngành Y.

Cách viết chức danh học hàm, học vị đúng chuẩn

Chức danh học hàm, học vị được viết như thế nào? Học hàm, học vị là các chức danh khoa học có ý nghĩa rất lớn trong con đường phát triển sự nghiệp cá nhân. Do đó, để nhận diện đúng chuẩn các loại học hàm và học vị của một người, khi viết cần phải tuân thủ theo nguyên tắc để thể hiện sự tôn trọng.

Học hàm học vị được viết một cách đầy đủ PGS. TS. BS. Giảng viên Đại Học Lê Quang Quốc Ánh
Học hàm học vị được viết một cách đầy đủ PGS. TS. BS. Giảng viên Đại Học Lê Quang Quốc Ánh

Tùy vào từng trường hợp chức danh cụ thể mà có các cách viết khác nhau như sau:

  • Trường hợp 1: Cá nhân có cả học hàm và học vị sẽ được viết theo quy tắc: Học hàm + học vị + chuyên ngành đào tạo + tên riêng. Ví dụ:
    • PGS.TS Kinh tế + tên riêng: Đây là cách viết dành cho người có học hàm Phó giáo sư, học vị Tiến sĩ ngành Kinh tế.
    • GS.TS Tài chính ngân hàng + tên riêng: Đây là cách viết dành cho người có học hàm Giáo sư, học vị Tiến sĩ ngành Tài chính ngân hàng.
  • Trường hợp 2: Cá nhân chỉ có học vị, không có học hàm được viết theo quy tắc: Học vị + chuyên ngành đào tạo + tên riêng. Ví dụ:
    • Thạc sĩ kinh tế + tên riêng.
    • Tiến sĩ khoa học + tên riêng.
    • Cử nhân kế toán + tên riêng.
  • Trường hợp 3:  Cá nhân có hai học vị trở lên được viết theo quy tắc: Học vị cao nhất + chuyên ngành đào tạo + tên riêng. Ví dụ:
    • Học vị Tiến sĩ kèm Bác sĩ ngành y tế sẽ được viết là Tiến sĩ y khoa + tên riêng.
    • Học vị Thạc sĩ kèm cử nhân kinh tế sẽ được viết là Thạc sĩ kinh tế + tên riêng.

Phân biệt học hàm là gì học vị là gì chi tiết

Phân biệt chức danh học hàm học vị
Phân biệt chức danh học hàm là gì học vị là gì

Cách phân biệt học hàm là gì học vị là gì? Học hàm và học vị đều là những cách gọi để chỉ trình độ, bằng cấp, học thức chuyên môn,… của một cá nhân. Tuy nhiên có rất nhiều người không phân biệt đúng học hàm, học vị gây ra hiểu lầm không đáng có. Theo dõi bảng Phân biệt học hàm và học vị để có sự nhận thức đúng đắn:

Nội dung so sánh Học hàm Học vị
Định nghĩa Học hàm là chức danh trong hệ thống giáo dục và đào tạo, được Hội đồng Chức danh Giáo sư Việt Nam hoặc cơ quan nước ngoài bổ nhiệm cho một người đã và đang công tác giảng dạy hoặc nghiên cứu.  Học vị là văn bằng do một cơ sở giáo dục hợp pháp trong và ngoài nước cấp cho người tốt nghiệp một trình độ nhất định.
Mục tiêu Học hàm dùng để xác định vị trí, chức danh và cấp bậc của những người thực hiện công tác giảng dạy tại trường Đại học hay nghiên cứu trong hệ thống giáo dục hoặc tổ chức.  Học vị giúp người học phát triển kiến thức – kỹ năng – chuyên môn trong một lĩnh vực cụ thể. Để đạt một học vị cần phải hoàn thành khóa học và tham gia nghiên cứu đúng quy định.
Chương trình học tập Học hàm tập trung vào nghiên cứu, đóng góp kiến thức mới hữu ích cho lĩnh vực chuyên môn. Học vị tập trung vào kiến thức cơ bản và ứng dụng vào tình huống thực tế, liên quan đến giảng dạy – quản lý hay công việc chuyên nghiệp trong lĩnh vực chuyên môn.
Phương tiện thể hiện Học hàm được thể hiện thông qua chức danh Giáo sư hoặc Phó giáo sư.

Học hàm liên quan đến vị trí công việc.

Học vị được thể hiện bằng các chức danh Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ.

Học vị liên quan đến quá trình học tập, nghiên cứu và đạt kết quả.

Thời gian và quá trình đào tạo Để đạt được học hàm đòi hỏi phải đạt học vị Tiến sĩ trước đó. Học hàm không yêu cầu tham gia khóa học đào tạo nhưng để được xét duyệt phải có kinh nghiệm, thành tựu và những đóng góp to lớn vào đúng chuyên ngành. Học vị đòi hỏi phải trải qua một quá trình học tập cụ thể, đúng thời gian quy định do Bộ giáo dục và đào tạo đề ra. Bắt buộc phải tham gia vào các kì thi, nghiên cứu, viết luận văn và luận án. 
Sự phụ thuộc Hệ thống học hàm có thể thay đổi tùy theo hệ thống giáo dục của các quốc gia.  Hệ thống học vị có thể chỉ có một số biến thể trong tên gọi và số năm đào tạo nhưng vẫn giữ nguyên cấp bậc.
Tiêu chuẩn phân biệt Học hàm dựa theo các quy tắc, tiêu chuẩn nội bộ của Trường học, tổ chức nghiên cứu và sự thăng cấp trong học hàm để xét duyệt. (Dự án nghiên cứu có kết quả khả quan? Giảng dạy có xuất sắc? Sự đóng góp cho cộng đồng có to lớn không?) Học vị dựa vào mức độ hoàn thành các yêu cầu của chương trình đào tạo thông qua điểm số tín chỉ, quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận văn, luận án. 
Cấp bậc lương Học hàm được quy định nâng mức lương 5 năm 1 lần, trừ trường hợp đã xếp bậc lương cuối cùng của bảng lương, cụ thể:

  • Học hàm Giáo sư có hệ số lương lần lượt là 6.2; 6.56; 6.92; 7.28; 7.64; 8.00; VK 5% (mã ngạch 15.109). 
  • Học hàm Phó giáo sư có hệ số lương lần lượt là 4.4; 4.74; 5.08; 5.42; 5.76; 6.10; 6.44; 6.78; VK 5% (mã ngạch 15.110).
Học vị được quy định nâng mức lương 3 năm 1 lần, cụ thể:

  • Trình độ Trung cấp mức lương bậc 1 với hệ số lương 1.86 của ngạch cán sự (mã ngạch 01.004) .
  • Trình độ Cao đẳng lương thuộc  bậc 2, hệ số lương 2.06 của ngạch cán sự (mã ngạch 01.004).
  • Trình độ Đại học mức lương xếp bậc 1 với hệ số lương là 2.34 của ngạch chuyên viên (mã ngạch 01.003).
  • Trình độ bậc lương Thạc sĩ mức lương được xếp theo bậc 2, hệ số lương 2.67 của ngạch chuyên viên (mã ngạch 01.003).
  • Trình độ Tiến sĩ, mức lương xét  bậc 3, hệ số lương 3.00 của ngạch chuyên viên (mã ngạch 01.003).

Trên đây là những thông tin tổng hợp của Khắc dấu Hoàng Long về Học hàm, học vị và cách phân biệt học hàm, học vị chi tiết nhất, hy vọng hữu ích với quý bạn đọc. Nếu khách hàng có nhu cầu khắc dấu chức danh học hàm, học vị, chức danh khoa học, chức danh nghề nghiệp,… liên hệ ngay với Khắc dấu Hoàng Long để nhận báo giá và các ưu đãi khủng.

Khắc dấu Hoàng Long với sự tận tâm. chuyên nghiệp và kinh nghiệm luôn mong muốn mang đến dịch vụ tốt nhất cho khách hàng trên toàn quốc. Tham khảo các con dấu liên quan học hàm và học vị như: Khắc con dấu Bác Sĩ, Giáo Sư, Tiến Sĩ,… 

Thông tin liên hệ:

  • Website: https://khacdauhoanglong.com/
  • Hotline: 0977.010.608
  • Mail: khaccondauhoanglong@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0938.10.22.65