Hướng dẫn Cách đóng dấu treo đúng quy định

Dấu treo được dùng rất phổ biến trong các loại văn bản khác nhau nhằm khẳng định tính chất của văn bản đóng dấu treo như một phần của văn bản chính thức. Việc hiểu rõ về thuật ngữ dấu treo cũng như cách đóng dấu treo đúng quy định sẽ giúp bạn sử dụng đúng mục đích và tuân theo Pháp Luật.

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin và làm rõ các thắc mắc của bạn về Đóng mộc dấu treo:

Dấu treo là gì?

Là loại con dấu được đóng lên trang đầu; trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tên của phụ lục đính kèm các văn bản chính (Tài liệu, hợp đồng,…).

Đóng dấu treo trên văn bản
Đóng dấu treo trên văn bản

Việc đóng dấu treo trên văn bản giấy là do người đứng đầu cơ quan, tổ chức đó quy định.

Trong thực tế, các cơ quan sẽ đóng dấu treo lên một số văn bản nội bộ mang tính thông báo. Ví dụ thông báo cho Sinh viên tại các trường Đại Học hoặc cho nhân viên trong công ty; một loại đóng mộc treo khác là trên góc trái của hóa đơn tài chính.

Đóng dấu treo trên hóa đơn
Đóng dấu treo trên hóa đơn

Khác biệt giữa đóng dấu treo và đóng dấu giáp lai, đóng dấu chữ ký

Mỗi con dấu sẽ có ý nghĩa và phạm vi sử dụng khác nhau. Việc phân biệt các loại con dấu sẽ giúp hiểu rõ bản chất và áp dụng đúng mục đích khác nhau. Tham khảo bảng dưới đây để tìm hiểu sự khác biệt của Con dấu treo và 2 loại con dấu: Giáp lai và dấu chữ ký.

Bảng Sự khác biệt giữa đóng dấu treo và đóng dấu giáp lai, đóng dấu chữ ký
Bảng Sự khác biệt giữa đóng dấu treo và đóng dấu giáp lai, đóng dấu chữ ký

Cách sử dụng các loại con dấu nói chung theo quy định

Khoản 1 Điều 33 Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định chung về sử dụng các loại con dấu như sau:

Điều 33. Sử dụng con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật

  1. Sử dụng con dấu
  2. a) Dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng đúng mực dấu màu đỏ theo quy định.
  3. b) Khi đóng dấu lên chữ ký, dấu đóng phải trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái.
  4. c) Các văn bản ban hành kèm theo văn bản chính hoặc phụ lục: Dấu được đóng lên trang đầu, trùm một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tiêu đề phụ lục.
  5. d) Việc đóng dấu treo, dấu giáp lai, đóng dấu nổi trên văn bản giấy do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định.

đ) Dấu giáp lai được đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản, trùm lên một phần các tờ giấy; mỗi dấu đóng tối đa 05 tờ văn bản.

Cách đóng dấu treo trên văn bản

  • Đóng lên trang đầu
  • Trùm một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tiêu đề phụ lục. 
  • Thường sẽ đóng bên trái nơi tên cơ quan, tổ chức hay được đặt.
Vị trí đóng dấu treo
Vị trí đóng dấu treo

Các loại văn bản thường đóng dấu treo

Dấu treo không có tính pháp lý, chỉ nhằm khẳng định văn bản đóng dấu treo là một bộ phận của văn  chính thức. Một số trường hợp phổ biến khi đóng mộc treo:

  • Các loại hóa đơn
  • Xác nhận của các phòng nghiệp vụ đối với việc thực tập của sinh viên
  • Các thông báo gửi cho Sinh viên trong nội bộ trường Đại Học
  • Các văn bản mang tính thông báo cho nhân viên trong cơ quan
  • Các loại thông báo nội bộ khác
  • Hợp đồng

Các thắc mắc thường gặp khi đóng dấu giáp lai

Vị trí đóng dấu treo

Dấu treo được đóng lên trang đầu; trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc phụ lục văn bản.

Thường được đóng bên trái vì tên cơ quan, tổ chức hay được đặt ở đây.

Đóng dấu treo phía trên, bên trái của văn bản, phụ lục
Đóng dấu treo phía trên, bên trái của văn bản, phụ lục

Đóng dấu treo tiếng Anh là gì?

Dấu treo trong tiếng Anh là Seal.

Dấu treo có thể hiện tính pháp lý không?

  • Căn cứ khoản 3, Điều 26 Nghị định 110/2004 / NĐ-CP, dấu treo không có giá trị pháp lý.
  • Nhà nước và Pháp luật không công nhận tính pháp lý của tài liệu mà chỉ khẳng định tính chất của văn bản, là một phần của văn bản chính.
  • Dựa vào Điều 18 của Nghị định số 23/2015 / NĐ-CP của Chính phủ thì dấu treo cũng không có khả năng chứng thực.
  • Như vậy theo quy định đóng dấu treo không khẳng định tính chất pháp lý.

Cách đóng dấu treo trên hóa đơn, biên lai

Tương tự các loại văn bản khác, dấu treo cho hoá đơn, biên lai được đóng ở phía trên cùng, bên trái. Đây là nơi có tên của cơ quan, tổ chức; hoặc bên trái tên tiêu đề hoá đơn, biên lai.

Đóng dấu treo cho biên lai, hoá đơn
Đóng dấu treo cho biên lai, hoá đơn

Các thông tin trên đây hẳn đã cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin về Dấu treo cũng như Cách đóng dấu treo đúng quy định. Nếu bạn có thêm câu hỏi nào hãy bình luận bên dưới bài viết để chúng tôi giải đáp giúp bạn nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0938.10.22.65