Phó giám đốc là gì? Mô tả công việc Phó giám đốc chi tiết

Trong doanh nghiệp, chức danh Phó giám đốc đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hỗ trợ Giám đốc điều hành công ty, doanh nghiệp, nhưng liệu bạn có biết công việc Phó giám đốc bao gồm những gì. Hãy cùng Khắc dấu Hoàng Long tìm hiểu điều đó ngay trong bài viết sau đây.

Giới thiệu chức danh Phó giám đốc

Chức danh Phó giám đốc là gì?

Chức danh Phó giám đốc là gì?  Đây là một chức danh thuộc ban lãnh đạo, điều hành công ty. có thể nói, Phó giám đốc là vị trí nhân vụ cấp cao và không thể thiếu trong hoạt động của doanh nghiệp, người nắm giữ vị trí này có nhiệm vụ hỗ trợ, thay mặt Giám đốc điều hành, xử lý cũng như giải quyết những vấn đề, công việc cần thiết của doanh nghiệp khi Giám đốc vắng mặt.

Ngoài ra, trong doanh nghiệp có rất nhiều phòng ban khác nhau, mỗi phòng đều sẽ có 1 Giám đốc và 1 Phó giám đốc chịu trách nhiệm quản lý. Vì vậy, Phó giám đốc được xem như là cánh tay phải đắc lực  của Giám đốc, giúp hỗ trợ trong việc điều hành công việc, phân công cho nhân viên dưới quyền, thay mặt Giám đốc quyết định các vấn đề quan trọng của doanh nghiệp.

Chức danh Phó giám đốc là gì? Mô tả công việc Phó giám đốc chi tiết, cụ thể
Chức danh Phó giám đốc là gì? Mô tả công việc Phó giám đốc chi tiết, cụ thể

Vai trò của Phó giám đốc trong doanh nghiệp

Tuỳ vào phòng ban, lĩnh vực khác nhau mà công việc Phó giám đốc sẽ khác nhau, tuy nhiên họ vẫn phải thực hiện những công việc chính như sau:

Quản lý nhân sự 

Phó giám đốc có vai trò phân công, bố trí công việc phù hợp với năng lực của từng nhân viên nhằm giúp họ phát huy được hết năng lực của mình, ngoài ra, họ cũng chịu trách nhiệm đào tạo, đánh giá khen thưởng, xử phạt nhân viên. Bên cạnh đó, họ cũng tham gia quá trình phỏng vấn và đào tạo cho nhân viên mới, đảm bảo phát triển đội ngũ nhân sự đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.

Có thể nói, Phó giám đốc có trách nhiệm đôn đốc và quản lý nguồn lực của doanh nghiệp, đảm bảo đạt đủ chỉ tiêu, theo đúng quy định của công ty, từ đó mang lại hiệu quả nhân sự cao nhất.

Điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp

Một trong những vai trò vô cùng quan trọng của Phó giám đốc chính là điều hành các hoạt động của doanh nghiệp, họ chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động sản xuất, kinh doanh tại công ty, đưa ra những kế hoạch, chiến lược và trực tiếp triển khai chúng cho các bộ phận liên quan thực hiện, đồng thời dẫn dắt nhân viên đi theo đúng đường lối, chính sách mà mình đề ra.

Ngoài ra, Phó giám đốc còn có nhiệm vụ đưa ra những giả thiết về kết quả thu được và những sự cố có thể xảy ra, từ đó đề ra những biện pháp ứng phó sự cố, đây là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng, giúp công ty có thể chủ động trong mọi tình huống, luôn đề phòng cho bất cứ rủi ro có thể xảy ra.

Công việc Phó giám đốc trong doanh nghiệp
Công việc Phó giám đốc trong doanh nghiệp

Xây dựng quy chế, quy định cho doanh nghiệp

Công việc Phó giám đốc không thể thiếu đó chính là chịu trách nhiệm xây dựng những quy chế của doanh nghiệp như: lập ra những nguyên tắc công sở, những quy định về giờ giấc làm việc, giờ nghỉ trưa, quy chế và nội quy làm việc cho toàn bộ công ty. Mục đích của việc này là đưa doanh nghiệp vào nề nếp, xây dựng văn hoá công ty tốt hơn, từ đó có được môi trường làm việc chuyên nghiệp, văn minh hơn.

Quản lý ngân sách của doanh nghiệp

Phó giám đốc cùng ban Giám đốc có nhiệm vụ quản lý chặt chẽ nguồn ngân sách của doanh nghiệp, mọi hoạt động thu chi ngân sách phải được minh bạch, rõ ràng và đưa ra đánh giá xem đã phù hợp hay chưa. Đây là điều kiện để giúp công ty phát triển, tăng lợi nhuận và tránh gây lãng phí ngân sách.

Quyền hạn và mức lương của công việc Phó giám đốc 

Phó giám đốc thực hiện quyền hạn bằng văn bản của ban Giám đốc phù hợp theo từng giai đoạn, sự phân công từ cấp trên, ngoài ra họ cũng có quyền thay thế Giám đốc đưa ra quyết định quan trọng nếu Giám đốc vắng mặt, thông thường thì hoạt động của Phó giám đốc sẽ gắn liền với công tác điều hành của CEO.

Mức lương của công việc Phó giám đốc sẽ tùy thuộc vào quy mô của doanh nghiệp, trung bình sẽ khoảng từ 22-44 triệu/tháng, ngoài ra chức danh này còn được hưởng các chế độ đặc biệt khác xứng đáng với sự cống hiến của họ. Quy mô của doanh nghiệp càng lớn, số năm kinh nghiệm nhiều, trình độ học vấn càng cao,… thì mức lương của Phó giám đốc càng cao.

Làm thế nào để trở thành Phó giám đốc

Yêu cầu về trình độ học vấn

Vì đây là vị trí có chức vụ cao trong doanh nghiệp nên yêu cầu người ứng cử phải có trình độ ít nhất là bậc cử nhân chuyên ngành quản trị kinh doanh, kế toán,… và các bằng cấp liên quan đến hoạt động của công ty. Nếu có bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ sẽ càng dễ dàng ứng tuyển vị trí này hoặc có cơ hội thăng tiến cao hơn.

Yêu cầu về kinh nghiệm làm việc

Đây là một công việc yêu cầu ứng viên phải có nhiều năm kinh nghiệm để có thể quản lý và điều hành công ty một cách hiệu quả, vì vậy thông thường bạn cần phải có ít nhất 3-5 năm kinh nghiệm trong các vị trí liên quan mới có thể ứng tuyển vị trí này.

Yêu cầu về các kỹ năng

Ngoài yêu cầu về kinh nghiệm và học vấn thì công việc Phó giám đốc còn yêu cầu các ứng viên phải có những kỹ năng như: Tin học, kỹ năng giao tiếp, đàm phán, kỹ năng quản lý và tổ chức, kỹ năng quản lý con người, kỹ năng làm việc teamwork hoặc làm việc độc lập, khả năng ngoại ngữ,… Hơn nữa, bạn còn phải có tư duy nhạy bén, linh hoạt xử lý các tình huống bất ngờ có thể xảy ra hoặc giải quyết những mâu thuẫn trong công ty. Khi đã đáp ứng được những yêu cầu trên, bạn sẽ dễ dàng ứng tuyển vị trí này và con đường thăng tiến cũng dễ dàng hơn.

Làm thế nào để trở thành Phó giám đốc
Làm thế nào để trở thành Phó giám đốc

Mô tả công việc Phó giám đốc theo các phòng ban chi tiết, cụ thể

Thông thường, cho dù là quy mô lớn hay nhỏ thì đa số các doanh nghiệp đề sẽ có các phòng ban như: Phòng điều hành, phòng tài chính, phòng kinh doanh, phòng sản xuất, phòng nhân sự và mỗi phòng như vậy đề có các Phó giám đốc khác nhau quản lý. Hãy cùng tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ của từng công việc Phó giám đốc này ngay sau đây nhé!

Phó giám đốc điều hành (Deputy Chief Executive Officer – CDO) 

Phó giám đốc điều hành là gì? Phó giám đốc điều hành  là một vị trí quản lý cao cấp trong một doanh nghiệp, là người chịu trách nhiệm hỗ trợ Giám đốc điều hành trong việc quản lý và điều hành các hoạt động hàng ngày của công ty. Họ thường có vai trò quan trọng trong việc thực hiện chiến lược, giám sát các bộ phận hoặc phòng ban cụ thể, đảm bảo rằng các mục tiêu kinh doanh của công ty được hoàn thành tốt nhất.

Phó giám đốc điều hành
Phó giám đốc điều hành

Công việc phó giám đốc điều hành là:

  • Hỗ trợ điều hành, quản lý và tổ chức những kế hoạch cũng như các hoạt động của công ty cùng Giám đốc điều hành.
  • Đại diện Giám đốc thực hiện các công việc đối ngoại với các cơ quan nhà nước, đối tác, khách hàng,…
  • Phối hợp với bộ phận kế toán – kiểm toán để lên các kế hoạch tài chính, xác định nguồn chi ngân sách của các dự án đang thực hiện và những dự án trong tương lai.
  • Cùng Giám đốc điều hành thiết lập, sửa đổi và bổ sung các quy chế, văn bản,… liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.
  • Thực hiện các công việc theo sự chỉ đạo của ban lãnh đạo cấp cao.

Phó giám đốc tài chính (Deputy Chief Financial Officer – CFO)

Phó giám đốc tài chính là gì? Phó giám đốc tài chính là vị trí lãnh đạo cấp cao trong bộ phận tài chính của một công ty, hỗ trợ trực tiếp cho Giám đốc tài chính trong việc quản lý và điều hành các hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Người nắm giữ vị trí này có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo rằng công ty có một nền tảng tài chính vững mạnh và tuân thủ các quy định tài chính.

Phó giám đốc tài chính
Phó giám đốc tài chính

Công việc phó giám đốc tài chính là:

  • .Quản lý các hoạt động trong phòng Tài chính – Kế toán cũng như kiểm soát dòng tiền của doanh nghiệp.
  • Tổng hợp các kế hoạch kinh doanh, kế hoạch đầu tư và chi phí thực hiện, từ đó báo cáo cho Giám đốc tài chính và hội đồng quản trị.
  • Kiểm tra, xem xét các chứng từ tài chính liên quan đến hoạch thu chi của doanh nghiệp. 
  • Thực hiện kiểm kê và ký duyệt các sổ sách, chứng từ liên quan đến hoạt động tài chính – kế toán.
  • Phối hợp cùng Giám đốc tài chính xây dựng các quy định, quy chế quản lý tài chính, các định mức chi phí cho dự án,…
  • Lập ngân sách và báo cáo tài chính theo tháng, quý, năm.
  • Cập nhật và nắm vững các quy định, chính sách quản lý tài chính, chính sách thuế,… của Bộ Tài chính, Tổng cục thuế,…

Phó giám đốc kinh doanh (Deputy Chief Business Officer – CBO) 

Phó giám đốc kinh doanh là gì? Phó giám đốc kinh doanh là một chức vụ quan trọng trong ban lãnh đạo của công ty, giúp hỗ trợ trực tiếp cho Giám đốc kinh doanh trong việc điều hành và quản lý các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Người chịu trách nhiệm vị trí này có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy doanh số, phát triển thị trường và đạt được các mục tiêu kinh doanh của công ty.

Phó giám đốc kinh doanh
Phó giám đốc kinh doanh

Công việc phó giám đốc kinh doanh là:

  • Lập các kế hoạch kinh doanh thường niên để đảm bảo những hoạt động đó khớp với chiến lược phát triển của doanh nghiệp. 
  • Nghiên cứu, phân tích và đánh giá tình hình thị trường, từ đó đề xuất kế hoạch phát triển sản phẩm phù hợp.
  • Phối hợp cùng đội ngũ Marketing để thực hiện các dự án phát triển sản phẩm.
  • Đánh giá năng năng lực của các cửa hàng, đại lý,… và đề xuất các giải pháp phù hợp để giúp họ bán hàng tốt hơn.
  • Báo cáo các hoạt động kinh doanh với Giám đốc kinh doanh và hội đồng quản trị.
  • Tư vấn, hỗ trợ trong việc xác định chiến lược kinh doanh và marketing, phát triển cửa hàng/ đại lý,…

Phó giám đốc sản xuất (Deputy Director of Production – DDP)

Phó giám đốc sản xuất là gì? Phó giám đốc sản xuất là một vị trí quan trọng của doanh nghiệp, hỗ trợ trực tiếp cho Giám đốc sản xuất trong việc điều hành và quản lý các hoạt động sản xuất của công ty. Người giữ chức vụ này có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo quy trình sản xuất hiệu quả, chất lượng sản phẩm đạt chuẩn và đáp ứng các mục tiêu sản xuất của công ty.

Phó giám đốc sản xuất
Phó giám đốc sản xuất

Công việc phó giám đốc sản xuất là:

  • Thiết lập kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp.
  • Nghiên cứu, đề xuất ý kiến cho Giám đốc về các hoạt động sản xuất: kế hoạch sản xuất, cách thức tổ chức sản xuất, lao động,…
  • Phối hợp cùng các phòng ban khác có liên quan trong doanh nghiệp để triển khai sản xuất các sản phẩm theo đúng quy trình và dây chuyền sản xuất.
  • Kiểm tra chất lượng sản phẩm đầu ra và thực hiện các giải pháp tức thời ngay khi xảy ra lỗi trong quá trình sản xuất.
  • Phối hợp với nhà cung cấp và đối tác để đảm bảo nguồn cung cấp vật liệu và thiết bị sản xuất đầy đủ và đúng thời điểm.
  • Đánh giá và cải tiến hiệu suất sản xuất, tối ưu hóa quy trình sản xuất để đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất.
  • Báo cáo tiến độ của quy trình sản xuất sản phẩm cho giám đốc và các cấp lãnh đạo.

Phó giám đốc nhân sự (Deputy Director of Human Resources – DHR)

Phó giám đốc nhân sự là gì? Phó giám đốc nhân sự là một trong những vị trí vô cùng quan trọng trong ban quản trị của công ty, chịu trách nhiệm hỗ trợ Giám đốc nhân sự  trong việc quản lý các hoạt động liên quan đến nhân sự của doanh nghiệp. Họ có vai trò quan trọng trong việc phát triển và thực hiện các chính sách, chiến lược nhân sự nhằm tối ưu hóa nguồn lực nhân sự và đảm bảo môi trường làm việc tích cực.

Phó giám đốc nhân sự
Phó giám đốc nhân sự

Công việc phó giám đốc nhân sự là:

  • Quản lý tất cả mọi hoạt động liên quan đến nhân sự của doanh nghiệp.
  • Hoạch định và quản lý các chiến lược nhân sự: phát triển nguồn nhân lực, cách thức nâng cao chất lượng nhân sự, lương thưởng, đãi ngộ,…
  • Điều hành các hoạt động tuyển dụng để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp: thu hút nhân tài, luân chuyển nhân sự,…
  • Thiết lập các quy trình liên quan đến những hoạt động tuyển dụng, quản lý nhân sự: quy trình tuyển dụng, cơ chế đãi ngộ, đào tạo và phát triển,…
  • Phân công công việc, đồng thời giám sát, đốc thúc và hỗ trợ nhân sự khi cần thiết.
  • Cùng với Giám đốc nhân sự xây dựng lộ trình phát triển nhân sự phù hợp với giá trị cốt lõi, văn hóa của

Khắc con dấu chức danh Phó giám đốc

Khắc dấu Hoàng Long là đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ khắc con dấu uy tín, chất lượng số một trên thị trường hiện nay, chúng tôi đảm bảo luôn đem đến cho quý khách những con dấu chức danh Phó giám đốc sắc nét, chi tiết, Với đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, tận tâm, Hoàng Long cam kết luôn mang đến cho bạn sự hài lòng khi tin tưởng khắc con dấu tại đây.

Khắc con dấu chức danh Phó giám đốc
Khắc con dấu chức danh Phó giám đốc

Hãy liên hệ ngay với Khắc dấu Hoàng Long để được tư vấn và nhận những ưu đãi khủng cho khách hàng.

Thông tin liên hệ:

  • Website: https://khacdauhoanglong.com/
  • Hotline: 0977.010.608
  • Mail: khaccondauhoanglong@gmail.com

Kết luận

Bài viết trên đã cung cấp những kiến thức về chức danh và công việc Phó giám đốc, từ đó ta có thể thấy tầm quan trọng của nó trong doanh nghiệp. Hy vọng với những gì được tổng hợp ở trên, bạn sẽ có thêm hiểu biết về vị trí này và nếu bạn có nhu cầu khắc con dấu phó giám đốc thì hãy nhấc máy và liên hệ ngay với Khắc dấu Hoàng Long để được cung cấp những dịch vụ khắc dấu tốt nhất hiện nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0938.10.22.65