Chức danh công nghệ là gì? Chi tiết các thông tin liên quan cần biết

Chức danh công nghệ

Hiện nay trong các tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp hay tổ chức chính trị tập hợp khá nhiều chức danh khác nhau, điều này dẫn đến việc nhầm lẫn trong cách sử dụng. Một trong số đó được gọi tên “chức danh công nghệ”. Tuy đây là chức danh phổ biến nhưng nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về định nghĩa, sự phân hạng, vai trò cũng như cách để đạt được chức danh công nghệ. Nếu bạn là một trong số đó, theo chân Khắc Dấu Hoàng Long tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết sau nhé!

Chức danh công nghệ là gì?

Định nghĩa chức danh công nghệ là gì? Chức danh công nghệ là tên gọi thể hiện trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của các cá nhân hoạt động trong lĩnh vực công nghệ. Khái niệm này được quy định tại Điều 19 – Chương III – Luật khoa học và công nghệ năm 2013, sửa đổi và bổ sung bởi Luật số 28/2018/QH14 và Luật số 07/2022/QH15 do Quốc hội ban hành. 

Chức danh công nghệ được Chính phủ quy định cụ thể về các thủ tục, quy trình xét công nhận, bổ nhiệm. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, bộ – cơ quan ngang bộ có liên quan quy định hệ thống danh mục, tiêu chuẩn và mã số của chức danh này. 

Chức danh công nghệ là gì?
Chức danh công nghệ là gì?

Để được công nhận chức danh công nghệ, cá nhân trước đó cần phải được đào tạo các chuyên ngành: Sư phạm tin học, Toán ứng dụng, Toán tin, Điện từ và tin học, Công nghệ truyền thông, các nhóm ngành Máy tính và công nghệ thông tin hoặc các ngành gần đào tạo về công nghệ như: Điện tử – Viễn thông, Công nghệ kỹ thuật điện tử – viễn thông, Kỹ thuật điện tử, Kỹ thuật viễn thông, Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử, Công nghệ kỹ thuật điện tử – truyền thông,  Hệ thống thông tin quản lý,  Kỹ thuật điện tử – viễn thông,  Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa,  Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, Cơ sở toán học cho tin học.

>>> Xem thêm: Chức danh nghề nghiệp.

Hạng chức danh công nghệ

Chức danh công nghệ được phân thành các hạng nào? Chức danh công nghệ bao gồm Kỹ thuật viên và tương đương, Kỹ sư và tương đương, Kỹ sư chính và tương đương, Kỹ sư cao cấp và tương đương.  Theo đó các chức danh trên tương đương với các hạng sau:

  • Kỹ sư cao cấp và tương đương là chức danh công nghệ  hạng IV. Mã số: V.05.02.05. 
  • Kỹ sư chính và tương đương là chức danh công nghệ hạng III. Mã số: V.05.02.06.
  • Kỹ sư và tương đương là chức danh công nghệ hạng II. Mã số: V.05.02.07.
  • Kỹ thuật viên và tương đương là chức danh công nghệ hạng I. Mã số: V.05.02.08.

Nhiệm vụ và tiêu chuẩn của các hạng chức danh công nghệ là gì?

Mỗi hạng chức danh công nghệ cần phải thực hiện nhiệm vụ, tiêu chuẩn nào? Nhiệm vụ, tiêu chuẩn của các hạng chức danh công nghệ được quy định đầy đủ và rõ ràng tại Thông tư liên tịch 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV và được sửa đổi, bổ sung thông qua thông tư  Thông tư 01/2020/TT-BKHCN. Chi tiết được thể hiện thông qua bảng sau:

 

STT Các hạng chức danh công nghệ Nhiệm vụ Tiêu chuẩn trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
1 Kỹ sư cao cấp hạng I
  • Chủ trì hoặc tham gia chỉ đạo xây dựng, đề ra các giải pháp trong ứng dụng và phát triển công nghệ cấp quốc gia, bộ, ngành, địa phương.
  • Chủ trì hoặc tham gia tổ chức xét duyệt phương án công nghệ, luận chứng kinh tế – kỹ thuật của công trình thuộc chuyên ngành kỹ thuật.
  • Biên soạn, biên tập các tài liệu, giáo trình; tham gia giảng dạy các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ.
  • Tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện các phương án để đảm bảo dự án – công trình được hoàn thành đúng tiến độ.
  • Phát hiện, điều chỉnh và đề nghị đình chỉ các hoạt động công nghệ trái với quy trình, quy chuẩn kỹ thuật.
  • Khai thác, lựa chọn ứng dụng trực tiếp các công nghệ tiên tiến nhập khẩu từ nước ngoài. Hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước thực hiện nhiệm vụ khoa học.
Tiêu chuẩn về trình độ:

  • Có trình độ thạc sĩ trở lên chuyên ngành kỹ thuật, công nghệ.
  • Có trình độ ngoại ngữ bậc 4 và tin học đạt chuẩn. 
  • Có chứng chỉ bồi dưỡng kỹ sư cao cấp hạng I.

Tiêu chuẩn về chuyên môn.

  • Nắm vững chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.
  • Có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực chuyên ngành kỹ thuật.
  • Có khả năng tư duy độc lập, sáng tạo và phương pháp xử lý các vấn đề kinh tế – kỹ thuật phức tạp.
  • Có năng lực chủ trì, tham gia thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia hoặc dự án, công trình, đồ án cấp I thuộc chuyên ngành kỹ thuật.
  • Có kinh nghiệm nghiên cứu ứng dụng, phát triển công nghệ và tổ chức thực hiện dự án.
  • Viên chức muốn thăng hạng kỹ sư hạng III lên Kỹ sư chính hạng II phải giữ chức danh đó trong vòng 6 năm.
2 Kỹ sư chính hạng II
  • Xây dựng, tổ chức chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ kỹ thuật nhằm đảm bảo sự phát triển công nghệ của đơn vị và ngành.
  • Đề xuất giải pháp công nghệ, hoàn thiện cơ cấu sản xuất và ứng dụng.
  • Chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ liên quan.
  • Thực hiện hoặc chỉ đạo thực hiện công tác quản lý công nghệ trong phạm vi được giao.
  • Tổng kết, phân tích và đánh giá mức độ hoàn thiện và hiệu quả của các giải pháp công nghệ trong phạm vi được giao. 
  • Xây dựng, tổ chức chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ kỹ thuật.
  • Chủ trì các nhiệm vụ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực chuyên môn.
Tiêu chuẩn về trình độ:

  • Có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành kỹ thuật, công nghệ.
  • Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 và Tin học đạt chuẩn.
  • Có chứng chỉ bồi dưỡng kỹ sư chính hạng II.

Tiêu chuẩn chuyên môn:

  • Nắm vững đường lối phát triển kinh tế – xã hội của Đảng và Nhà nước. 
  • Có kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành kỹ thuật phù hợp với nhiệm vụ.
  • Có khả năng làm việc độc lập.
  • Có khả năng chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp tỉnh hoặc dự án, công trình, đồ án cấp II.
  • Có kinh nghiệm triển khai hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ.
  • Viên chức muốn thăng hạng Kỹ sư hạng III lên Kỹ sư chính hạng II phải giữ chức danh đó trong vòng 9 năm.
3 Kỹ sư hạng III
  • Thực hiện hoặc chỉ đạo thực hiện công tác quản lý công nghệ trong phạm vi được giao.
  • Tham gia nghiên cứu, biên soạn hệ thống định mức, tiêu chuẩn kỹ thuật của lĩnh vực đảm nhiệm.
Tiêu chuẩn trình độ:

  • Có trình độ đại học chuyên ngành kỹ thuật, công nghệ.
  • Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 và trình độ Tin học đạt chuẩn.
  • Có chứng chỉ bồi dưỡng kỹ sư hạng III.

Tiêu chuẩn chuyên môn:

  • Nắm được đường lối phát triển kinh tế – xã hội của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực khoa học công nghệ.
  • Nắm chắc nội dung, nghiệp vụ và phương pháp tổ chức, triển khai nhiệm vụ tại đơn vị.
  • Nắm chắc các đối tượng tác động của khoa học công nghệ trong phạm vi hoạt động.
  • Có năng lực chủ trì tổ chức nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở.
  • Viên chức muốn thăng hạng  lên Kỹ sư hạng III phải giữ chức danh Kỹ thuật viên hạng IV  tối thiểu 3 năm.
4 Kỹ thuật viên hạng IV
  • Thực hiện các nhiệm vụ kỹ thuật, công nghệ thường xuyên theo một quy trình cụ trình cụ thể. 
  • Thực hiện nhiệm vụ quản lý quy trình công nghệ trong phạm vi được giao theo sự hướng dẫn của chức danh công nghệ hạng cao hơn.
Tiêu chuẩn trình độ:

  • Có trình độ trung cấp trở lên thuộc chuyên ngành kỹ thuật.
  • Có trình độ ngoại ngữ bậc 1 và trình độ Tin học đạt chuẩn.

Tiêu chuẩn chuyên môn:

  • Nắm được nội dung cơ bản về phương hướng, nhiệm vụ phát triển sản xuất, đổi mới công nghệ của ngành và đơn vị.
  • Có kiến thức lý thuyết về chuyên ngành kỹ thuật.
  • Nắm được các quy trình, quy phạm kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật.

 

Nghĩa vụ và ưu đãi của cá nhân được công nhận chức danh công nghệ là gì?

Nghĩa vụ của cá nhân được công nhận chức danh công nghệ là gì?

Cá nhân mang chức danh công nghệ có những nghĩa vụ nào? Mỗi cá nhân mang chức danh công nghệ là những người được xã hội công nhận về kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ chuyên ngành trong lĩnh vực công nghệ. Họ là những người có vai trò quan trọng, đòi hỏi phải thực hiện nhiều nghĩa vụ lớn lao.

Các chức danh công nghệ phải đóng góp trí tuệ, tài năng vào sự nghiệp phát triển công nghệ, phát triển kinh tế – xã hội và đàm bảo an toàn an ninh xã hội thì còn phải thực hiện các nhiệm vụ công nghệ được tổ chức giao trọng trách. Bên cạnh đó, chức danh công nghệ cần thực hiện đăng ký, lưu giữ, bàn giao kết quả nghiên cứu và phát triển công nghệ (được Nhà nước tài trợ về ngân sách). Đặc biệt, giữ gìn bí mật tuyệt đối về khoa học – công nghệ, bảo vệ lợi ích của Nhà nước và xã hội. 

Ưu đãi của cá nhân được công nhận chức danh công nghệ là gì?

Người được công nhận chức danh công nghệ hưởng những đặc quyền nào? Song song với nghĩa vụ, người được bổ nhiệm chức danh công nghệ sẽ được hưởng nhiều ưu đãi đặc quyền sau:

  • Được xếp vào các vị trí làm việc phù hợp chuyên môn và năng lực. Hưởng mức lương kèm phụ cấp đúng quy định.
  • Được trang bị đầy đủ các phương tiện phục vụ quá trình làm việc và nghiên cứu.
  • Được miễn trách nhiệm dân sự nếu xảy ra thiệt hại, gây rủi ro cho Nhà nước trong quá trình thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ do nguyên nhân khách quan.
  • Được hưởng các ưu đãi về thuế.
  • Được kéo dài thời gian công tác khi đến thời gian nghỉ hưu nếu đáp ứng đủ 

Với một số chức danh công nghệ cao nhất còn được hưởng nhiều đặc quyền về nhà ở, phương tiện đi lại, kinh phí,… được quy định tại Điều 23 – Luật khoa học và công nghệ năm 2013, sửa đổi và bổ sung bởi Luật số 28/2018/QH14 và Luật số 07/2022/QH15.

Làm thế nào để được công nhận, bổ nhiệm chức danh công nghệ

Chức danh công nghệ được công nhận, bổ nhiệm như thế nào? Chức danh công nghệ được Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng, ban hành các tiêu chuẩn sau khi đã có sự thống nhất với Bộ Nội vụ. Vì vậy chính Bộ Khoa học và Công nghệ là đơn vị có thẩm quyền công nhận, bổ nhiệm chức danh công nghệ hiện nay.

Bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh công nghệ Kỹ sư hạng III
Bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh công nghệ Kỹ sư hạng III

Việc công nhận, bổ nhiệm chức danh công nghệ được quy định rõ ràng trong Điều 5 –  Nghị định số 40/2014/NĐ-CP của Chính phủ dành cho các trường hợp:

  • Xét công nhận, bổ nhiệm chức danh công nghệ đối với các cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ trong các đơn vị sự nghiệp công lập thông qua tuyển dụng.
  • Cá nhân có thành tích trong hoạt động khoa học và công nghệ, đáp ứng đúng yêu cầu vị trí tuyển dụng được đặc cách vào chức danh công nghệ hạng IV, hạng III không qua tập sự.

Thông tường, để nâng hạng chức danh công nghệ phải thi nâng hạng và đủ số năm công tác. Tuy nhiên một vài trường hợp được nâng hạng chức danh công nghệ đặc biệt mà không cần đáp ứng 2 tiêu chí trên (chỉ áp dụng một lần đối với một cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ):

  • Người đang giữ hạng chức danh công nghệ tại các đơn vị sự nghiệp công lập nhưng đạt giải thưởng quốc tế, giải thưởng uy tín trong nước về khoa học và công nghệ. 
  • Người đang giữ hạng chức danh công nghệ tại các đơn vị sự nghiệp công lập chủ trì hoặc thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ đặc biệt mang lại hiệu quả cao về kinh tế – xã hội.
  • Người đang giữ hạng chức danh công nghệ tại các đơn vị sự nghiệp công lập được cấp bằng Tiến sĩ, Tiến sĩ khoa học, được bổ nhiệm chức danh Giáo sư, Phó giáo sư.

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh sẽ là đơn bị bổ nhiệm đặc cách chức danh công nghệ hạng II không qua thi thăng hạng và phụ thuộc vào năm công tác sau khi có ý kiến của Bộ khoa học và công nghệ. Còn Bộ trưởng Bộ khoa học và công nghệ là đơn vị quyết định bổ nhiệm đặc cách chức danh công nghệ hạng I không qua thi thăng hạng và phụ thuộc vào năm công tác sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Nội Vụ

Vai trò của chức danh công nghệ là gì?

Chức danh công nghệ có khá nhiều vai trò
Chức danh công nghệ có khá nhiều vai trò

Chức danh công nghệ mang lại những vai trò gì? Chức danh công nghệ không chỉ đơn thuần là một tên gọi vị trí đảm nhận, vị trí làm việc và nghiên cứu của một người mà nó còn có khá nhiều vai trò cụ thể sau:

  • Xác định mức lương, phụ cấp cũng như những ưu đãi đặc quyền của một cá nhân được bổ nhiệm, công nhận chức danh công nghệ. Giúp các cá nhân định hướng con đường phát triển sự nghiệp.
  • Được tự do sáng tạo, phát huy dân chủ trong hoạt động khoa học và công nghệ đúng với nhiệm vụ, mục đích và thứ hạng chức danh. Từ đó đóng góp trí tuệ, công sức của bản thân vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội, khoa học và công nghệ; đảm bảo an ninh quốc phòng đất nước.
  • Chức danh công nghệ là cầu nối chuyển giao những kiến thức khoa học công nghệ của nước ngoài và Việt Nam, sau đó rực tiếp nghiên cứu và ứng dụng vào thực trạng đất nước để cho ra những giải pháp hữu hiệu nhất, nâng cao hiệu quả một cách tốt nhất.

Trên đây là những tổng hợp của Khắc Dấu Hoàng Long về Chức danh công nghệ và các thông tin liên quan, hy vọng giúp bạn hiểu và sử dụng đúng cách loại chức danh này. Khắc Dấu Hoàng Long mong muốn không chỉ là đơn vị cung cấp sản phẩm khắc con dấu uy tín mà còn là địa chỉ hữu ích giúp bạn đọc tìm kiếm được các thông tin giá trị liên quan đến lĩnh vực mà mình kinh doanh.

Banner khắc dấu Hoàng Long
Khắc dấu Hoàng Long

Với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề,  Khắc dấu Hoàng Long tự tin là đơn vị hàng đầu kinh doanh khắc con dấu tại thị trường Việt Nam, mang đến những “giá trị thật” bằng sự tâm huyết của đội ngũ nhân viên công ty. Nếu khách hàng đang quan tâm đến khắc dấu chức danh, khắc dấu chức danh công nghệ,…  liên hệ ngay với Khắc dấu Hoàng Long để nhận được tư vấn và báo giá cụ thể. Cám ơn sự quan tâm của bạn đọc. Chúc bạn sức khỏe, bình an. 

Thông tin liên hệ:

  • Website: https://khacdauhoanglong.com/
  • Hotline: 0977.010.608
  • Mail: khaccondauhoanglong@gmail.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0938.10.22.65